Nhân Rộng Mô Hình Phát Triển Kinh Tế

Ngày 11-1, tại xã Vĩnh Hải, UBND huyện Ninh Hải đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại hai thôn Cầu Gãy, Đá Hang theo hướng giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011-2015.
Trong hai năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội cho đồng bào dân tộc Raglai thôn Cầu Gãy và thôn Đá Hang. Mô hình bước đầu phát huy hiệu quả: Trồng cây lúa nước, cải tạo vườn điều, nhận rừng khoán quản, chăn nuôi gia súc, trồng cây phân tán, nuôi ong, kết hạt cườm, bon sai mi ni, biểu diễn mả la, làm rượu cần, làm nỏ, đan gùi.
Nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác lúa nước đạt năng suất 40-50 tạ/ha. Từ 50 con bò nái được Nhà nước hỗ trợ đã sinh sản 39 con bê. Nghề kết hạt cườm tại thôn Cầu Gãy tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em phụ nữ...
Thời gian tới, Ban chỉ đạo Đề án sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình đang phát huy hiệu quả như trồng lúa nước, chăn nuôi bò, sản xuất mặt hàng mỹ nghệ từ hạt cây rừng. Mở rộng mô hình kết hạt cườm cho bà con thôn Đá Hang. Trồng thêm mãng cầu, mít ruột đỏ, dừa xiêm; chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Mở các lớp xóa mù chữ, học nghề truyền thống, phát triển mô hình du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân vùng dự án.
Có thể bạn quan tâm

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.

Từ đầu năm đến nay thị trường thanh long của tỉnh Bình Thuận bị biến động mạnh, giá sụt giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chất lượng sản phẩm giảm làm cho nhiều nhà vườn lao đao…Tìm và mở thị trường mới là nhu cầu cấp bách của thanh long Bình Thuận.

Tại ĐBSCL, vài năm qua đã hình thành các cánh đồng "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", "cánh đồng lúa chất lượng cao" quy mô từ vài hàng chục đến hàng trăm héc-ta…. Từ những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả này, nông dân liên kết thành nhóm, cùng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ.