Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift

Để khai thác hiệu quả diện tích mặt nước và phát triển nghề chăn nuôi thủy sản, Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình đã thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Bình”.
Dự án trên đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 15-5-2014 với tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh gần 180 triệu đồng.
Dự án đã xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản với 1,5 ha tại 11 hộ gia đình trên địa bàn các xã: Lương Phú và Kha Sơn. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 60% chi phí mua cá giống và 30% chi phí thức ăn chăn nuôi cá và vật tư khác theo định mức quy định.
Tổng số cá giống mà Trung tâm cung cấp cho các hộ dân là 37.500 con và 18.000 kg cám hỗn hợp dạng viên. Trước khi cấp giống và thức ăn chăn nuôi cá, Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính cũng như các biện pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả cho các hộ nông dân tham gia dự án và một số hộ nông dân khác có nhu cầu về chăn nuôi thủy sản trên địa bàn huyện.
Kết quả sau 5 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp, khi thu hoạch, trọng lượng của mỗi con cá đạt trung bình từ 350-600 gr/con, đầu nhỏ, mình dầy, tỷ lệ thịt cao, năng suất trung bình đạt 8 tấn/ha.
Nếu tính giá cá thành phẩm hiện nay thì trừ chi phí: cá giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh, công chăm sóc, sửa chữa, cải tạo ao, phân hữu cơ…) các hộ thu lãi từ từ 2,4 triệu đồng đến gần 4,5 triệu đồng/1.000 m2 mặt nước trong thời gian 5 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ mạnh dạn chuyển hướng làm ăn, sau 4 năm bắt tay thử nghiệm mô hình nuôi gà trắng trong trại lạnh, đến nay, anh Lục Văn Tâm (tổ 52, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) khẳng định rằng, việc chuyển hướng làm kinh tế của mình theo mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 27/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề: “Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL”.

Giá gỗ nguyên liệu tăng từ 1,2 triệu đồng lên 1,4 triệu đồng/tấn, người trồng rừng thu lãi cao. Đầu mùa mưa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh Phú Yên đầu tư trồng rừng kinh tế.

Gần 3 tháng vừa qua, chị Phạm Thị Xuân Thủy (thôn K’Long C, xã Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã sản xuất và tiêu thụ hàng ngàn cây giống cà chua đen ghép cho khách hàng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng với giá bán mỗi cây khoảng 50.000 đồng.

Sáng 28/10, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả và xây dựng giải pháp nhân rộng mô hình gấc lai đen.