Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift

Để khai thác hiệu quả diện tích mặt nước và phát triển nghề chăn nuôi thủy sản, Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình đã thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Bình”.
Dự án trên đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 15-5-2014 với tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh gần 180 triệu đồng.
Dự án đã xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản với 1,5 ha tại 11 hộ gia đình trên địa bàn các xã: Lương Phú và Kha Sơn. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 60% chi phí mua cá giống và 30% chi phí thức ăn chăn nuôi cá và vật tư khác theo định mức quy định.
Tổng số cá giống mà Trung tâm cung cấp cho các hộ dân là 37.500 con và 18.000 kg cám hỗn hợp dạng viên. Trước khi cấp giống và thức ăn chăn nuôi cá, Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính cũng như các biện pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả cho các hộ nông dân tham gia dự án và một số hộ nông dân khác có nhu cầu về chăn nuôi thủy sản trên địa bàn huyện.
Kết quả sau 5 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp, khi thu hoạch, trọng lượng của mỗi con cá đạt trung bình từ 350-600 gr/con, đầu nhỏ, mình dầy, tỷ lệ thịt cao, năng suất trung bình đạt 8 tấn/ha.
Nếu tính giá cá thành phẩm hiện nay thì trừ chi phí: cá giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh, công chăm sóc, sửa chữa, cải tạo ao, phân hữu cơ…) các hộ thu lãi từ từ 2,4 triệu đồng đến gần 4,5 triệu đồng/1.000 m2 mặt nước trong thời gian 5 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.

Bất chấp ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm, nhiều người ở ĐBSCL vẫn bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng, để xây nhà dụ chim yến giữa khu dân cư

Năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch lở mồm long móng type A đang xảy ra tại 12 xã của 3 huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh và Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng với 217 gia súc mắc bệnh.

Đã có hơn 600 hộ dân tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhận được con giống hỗ trợ. Đối tượng được nhận con giống lần này là các hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ có điều kiện chăn nuôi ở vùng đặc biệt khó khan.