Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift

Để khai thác hiệu quả diện tích mặt nước và phát triển nghề chăn nuôi thủy sản, Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình đã thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Bình”.
Dự án trên đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 15-5-2014 với tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh gần 180 triệu đồng.
Dự án đã xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản với 1,5 ha tại 11 hộ gia đình trên địa bàn các xã: Lương Phú và Kha Sơn. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 60% chi phí mua cá giống và 30% chi phí thức ăn chăn nuôi cá và vật tư khác theo định mức quy định.
Tổng số cá giống mà Trung tâm cung cấp cho các hộ dân là 37.500 con và 18.000 kg cám hỗn hợp dạng viên. Trước khi cấp giống và thức ăn chăn nuôi cá, Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính cũng như các biện pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả cho các hộ nông dân tham gia dự án và một số hộ nông dân khác có nhu cầu về chăn nuôi thủy sản trên địa bàn huyện.
Kết quả sau 5 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp, khi thu hoạch, trọng lượng của mỗi con cá đạt trung bình từ 350-600 gr/con, đầu nhỏ, mình dầy, tỷ lệ thịt cao, năng suất trung bình đạt 8 tấn/ha.
Nếu tính giá cá thành phẩm hiện nay thì trừ chi phí: cá giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh, công chăm sóc, sửa chữa, cải tạo ao, phân hữu cơ…) các hộ thu lãi từ từ 2,4 triệu đồng đến gần 4,5 triệu đồng/1.000 m2 mặt nước trong thời gian 5 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các vùng dự án rau an toàn (RAT) của tỉnh tiếp tục được sản xuất với diện tích 157,5/360ha, đạt 43,7% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án sản xuất RAT còn một số khó khăn nhất định, một số nơi mô hình chỉ dừng lại ở mức độ trình diễn.

Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.

Kết quả quan trắc môi trường nước tại 4 huyện: Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi (Cà Mau) do Chi cục Nuôi trồng thủy sản vừa công bố cho thấy, các thông số về nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ pH đều đạt ngưỡng cho phép, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản mặn lợ, thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp.

Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.