Nhân rộng mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Theo đó, Trạm KNKN TP. Bà Rịa đã chuyển giao 1.400 con gà (ta) 30 ngày tuổi và hỗ trợ toàn bộ thức ăn chăn nuôi cho 7 hộ nghèo ở xã Long Phước với tổng kinh phí gần 89 triệu đồng.
Định kỳ hàng tháng,Trạm cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra và hướng dẫn cho bà con kỹ thuật chăm sóc, tiêm ngừa phòng bệnh nhằm bảo đảm an toàn cho đàn gà.
Nhờ thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn thả do Trạm KNKN hướng dẫn, sau gần 3 tháng nuôi, tỷ lệ hao hụt của đàn gà chỉ ở mức 0,3%, trọng lượng bình quân mỗi con đạt từ 1,7kg đến 2kg, với giá bán 75.000 đồng/kg, người nuôi thu lãi 6 - 7 triệu đồng/lứa.
Mô hình nuôi gà ta thả vườn an toàn sinh học phù hợp với những hộ gia đình ít vốn đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Kết quả từ dự án đã giúp xã Long Phước sớm hoàn tiêu chí nâng mức thu nhập bình quân của người dân địa phương đạt 31 triệu đồng/năm tăng gấp 1,5 lần so với bình quân chung của tỉnh trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

UBND huyện Chợ Mới phối hợp Chi cục Thủy sản An Giang, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh vừa tổ chức lễ thả cá bản địa về thiên nhiên khu vực sông Vàm Nao.

Để bảo tồn và phát triển giống gà Tiên Yên theo quy mô lớn, UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai xây dựng mô hình HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà Tiên Yên.

Huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích đất nông nghiệp là 38.207,38 ha, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 14.866,44 ha và đất lâm nghiệp 22.838,33 ha.

Chăn nuôi gà vốn là một nghề truyền thống của người dân xã Quảng La (Hoành Bồ - Quảng Ninh). Những năm gần đây, được chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, nhiều gia đình trong xã đã chủ động mở rộng quy môi nuôi thả gà theo hướng hàng hóa

Sản xuất nông nghiệp nói chung, cây cà phê nói riêng ở Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp khiến nông sản mất mùa, đẩy người nông dân vào tình thế khó khăn