Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Dưa Hấu VietGAP

Nhân Rộng Mô Hình Dưa Hấu VietGAP
Ngày đăng: 28/07/2013

Sau 2 năm trồng thí điểm, mô hình trồng dưa an toàn theo hướng VietGAP tại thôn Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) đã đem lại kết quả khả quan. Mô hình này đang được nhân rộng ở địa phương.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Lợi, cán bộ Phòng Kỹ thuật thông tin (Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh), Phú Ninh có tiềm năng lớn để phát triển vùng dưa hấu tập trung nhưng đa số người dân nơi đây sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa đúng với yêu cầu kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính vì vậy, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng để triển khai xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trên cây dưa hấu tại đây.

Mô hình trồng dưa hấu VietGAP đặt trọng tâm trong việc hướng dẫn người dân về kỹ thuật ngâm ủ giống, sử dụng bạt, liều lượng phân bón hợp lý, cân đối cho từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của dưa hấu, theo dõi phát hiện kịp thời dịch bệnh để phòng ngừa giảm thiểu thiệt hại…

Sau 2 năm triển khai thí điểm với 12 hộ dân tham gia, năng suất dưa hấu của mô hình tăng lên đáng kể, bình quân đạt từ 30 - 33 tấn/ha, cao hơn diện tích đối chứng của nông dân 4 - 5 tấn/ha. “Một sào ruộng dưa có thể đạt tối đa đến 1,5 tấn thì người dân có thể thu về 6 triệu đồng.

So với cách trồng theo truyền thống trước đây, trồng dưa theo tiêu chuẩn VietGAP giảm bớt chi phí về phân bón, công chăm sóc nhiều lần. Nếu tính ra thì chênh lệch về chi phí bỏ ra phải là 500 nghìn đồng/sào” - ông Phạm Văn Nhân, một người trồng thí điểm cho biết.

Theo đánh giá của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường 2 (TP.Đà Nẵng), sản phẩm dưa hấu theo hướng VietGAP đạt yêu cầu an toàn, các chỉ tiêu đánh giá (gồm 11 chỉ tiêu của một số vi sinh vật và hóa chất gây hại trong sản phẩm rau quả) đều dưới mức giới hạn tối đa hoặc không phát hiện.

Sau 3 mùa vụ thực hiện thí điểm, mô hình trồng dưa hấu an toàn theo hướng VietGAP đã mang lại hiệu quả cao, ổn định và nâng mức thu nhập cho các hộ dân tham gia. Ông Nguyễn Văn Ngọc (thôn Thành Mỹ) cho biết, gia đình ông trồng thử nghiệm 4 sào dưa. Vụ hè thu vừa rồi lãi khoảng 4,5 triệu đồng/sào trong khi chỉ mất 2 tháng cho mỗi vụ.

Bà Nguyễn Thị Bích Lợi cho biết, hiện nay một số hộ dân dù không nằm trong chương trình thử nghiệm nhưng thấy được hiệu quả kinh tế cũng tự học hỏi kinh nghiệm và quy trình gieo trồng để làm theo, nâng các hộ trồng dưa theo mô hình VietGAP lên 19 hộ.

Việc người dân tự học tập làm theo cho thấy hiệu quả của mô hình VietGAP, mở ra hướng sản xuất dưa hấu mới cho nông dân địa phương, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất nông nghiệp bền vững. “Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh sẽ phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến cho nông dân về mô hình sản xuất dưa hấu an toàn theo hướng VietGAP và sẽ nhân rộng trong toàn tỉnh” - bà Lợi nói.


Có thể bạn quan tâm

Ào Ạt Trồng Bưởi, Bán Đi Đâu? Ào Ạt Trồng Bưởi, Bán Đi Đâu?

Đồng Nai nổi tiếng có những vùng bưởi ngon, như: bưởi đường lá cam Tân Triều, bưởi ruột hồng Định Quán... Tuy nhiên, loại trái ngon này vẫn chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để phát triển cây bưởi bền vững, việc tăng diện tích cần gắn với cơ hội thị trường, nhất là hướng đến xuất khẩu.

21/10/2014
Rà Soát Các Chương Trình Nông Nghiệp Để Phân Bổ Kinh Phí Hợp Lý Rà Soát Các Chương Trình Nông Nghiệp Để Phân Bổ Kinh Phí Hợp Lý

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

21/10/2014
Tân Thuận Đông Phát Triển Mô Hình Xoài Bao Trái Sạch, An Toàn Tân Thuận Đông Phát Triển Mô Hình Xoài Bao Trái Sạch, An Toàn

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

21/10/2014
Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.

21/10/2014
Nâng Cao Kỹ Thuật Canh Tác Hồ Tiêu Nâng Cao Kỹ Thuật Canh Tác Hồ Tiêu

Những năm gần đây, người dân ồ ạt trồng mới cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác bền vững nên xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây tiêu. Trước tình hình đó, huyện Chư Pưh đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhất là việc phổ biến kiến thức trong canh tác cây tiêu theo hướng bền vững.

21/10/2014