Nhân Rộng Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Trong Vụ Đông Xuân 2013 - 2014

Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang tiếp tục xây dựng 8 mô hình "công nghệ sinh thái" gọi tắt là ruộng lúa, bờ hoa tại các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp trong tỉnh với tổng diện tích gần 200 ha, mỗi mô hình từ 20 đến 30 ha. Nâng từ khi triển khai thí điểm lần đầu tiên vào năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được tổng cộng 120 mô hình với trên 2.300 ha.
"Công nghệ sinh thái" được xem là biện pháp tốt để chống rầy nâu gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Cách thực hiện mô hình tóm tắt như sau: Sau khi xuống giống lúa, bà con trồng các loại hoa dại có màu sắc sặc sỡ quanh bờ ruộng, kể các loại cây có giá trị kinh tế, nhằm tạo nơi trú ẩn hoặc thu hút các loại thiên địch có ích. Đồng thời, nông dân kết hợp áp dụng các biện pháp canh tác: 1 phải, 5 giảm, IPM trên cây lúa, bón phân cân đối,...
Với qui trình canh tác trên, nông dân giảm được chi phí sản xuất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả, đặc biệt là rầy nâu, đảm bảo năng suất, sản lượng và chất lượng lúa hàng hóa, do vậy, hiệu quả sản xuất nâng lên, bảo đảm được môi sinh, môi trường và sức khỏe.
Theo báo cáo ước tính của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, canh tác theo mô hình "công nghệ sinh thái", nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất từ 1,9 đến 2,8 triệu đồng/ha/tùy nơi, nhờ giảm đáng kể lượng giống, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công phun xịt và các chi phí khác. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, tỉnh xuống giống 78.450 ha, phấn đấu áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến để đạt năng suất bình quân 68,1 tạ/ha và sản lượng trên 534.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.
Đến thời điểm này toàn tỉnh Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Centified với 20.056 nông hộ, tổng diện tích là 25.896 ha (chiếm gần 13% diện tích cà phê toàn tỉnh), sản lượng đạt khoảng 88.474 tấn.
Theo Ban Quản lý Dự án cánh đồng mẫu lớn (CĐML), từ năm 2011 - 2015, hơn 550ha lúa sản xuất theo CĐML ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.

Mặc dù đang trong thời điểm nước lũ từ các sông thượng nguồn đổ về nhưng hiện nhiều nông dân tỉnh Hậu Giang đã vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa Đông xuân sớm năm 2015 - 2016 được hơn 5ha; trong 3 - 4 ngày tới, diện tích sẽ tăng lên khoảng 15ha.

“Tìm những giải pháp cụ thể và đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện ở từng địa phương để tổ chức nhân rộng cánh đồng lớn trong những năm tới”, là nội dung chính tại buổi hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nhân rộng cánh đồng lớn”.