Nhân Rộng Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Trong Vụ Đông Xuân 2013 - 2014

Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang tiếp tục xây dựng 8 mô hình "công nghệ sinh thái" gọi tắt là ruộng lúa, bờ hoa tại các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp trong tỉnh với tổng diện tích gần 200 ha, mỗi mô hình từ 20 đến 30 ha. Nâng từ khi triển khai thí điểm lần đầu tiên vào năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được tổng cộng 120 mô hình với trên 2.300 ha.
"Công nghệ sinh thái" được xem là biện pháp tốt để chống rầy nâu gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Cách thực hiện mô hình tóm tắt như sau: Sau khi xuống giống lúa, bà con trồng các loại hoa dại có màu sắc sặc sỡ quanh bờ ruộng, kể các loại cây có giá trị kinh tế, nhằm tạo nơi trú ẩn hoặc thu hút các loại thiên địch có ích. Đồng thời, nông dân kết hợp áp dụng các biện pháp canh tác: 1 phải, 5 giảm, IPM trên cây lúa, bón phân cân đối,...
Với qui trình canh tác trên, nông dân giảm được chi phí sản xuất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả, đặc biệt là rầy nâu, đảm bảo năng suất, sản lượng và chất lượng lúa hàng hóa, do vậy, hiệu quả sản xuất nâng lên, bảo đảm được môi sinh, môi trường và sức khỏe.
Theo báo cáo ước tính của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, canh tác theo mô hình "công nghệ sinh thái", nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất từ 1,9 đến 2,8 triệu đồng/ha/tùy nơi, nhờ giảm đáng kể lượng giống, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công phun xịt và các chi phí khác. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, tỉnh xuống giống 78.450 ha, phấn đấu áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến để đạt năng suất bình quân 68,1 tạ/ha và sản lượng trên 534.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng toàn tỉnh Cà Mau đạt trên 1.200 ha, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.800 ha và 2.100 ha vào năm 2020. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các loại cá đồng khoảng 8.000 ha (chủ yếu là cá lóc).

Là vùng chuyên canh màu, nông dân xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng canh tác rất nhiều loại, trong đó cây đậu phộng đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn do đặc tính ngắn ngày, dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định. Do đó nhiều năm nay, cây đậu phộng đã rất quen thuộc với nông dân Đại Tâm và đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ nghề trồng cây tắc và với sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Long, gia đình anh Nguyễn Văn Ngay (SN 1961, ở tổ 15 ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Thời gian gần đây, tại các chợ dân sinh cũng như vỉa hè Thủ đô xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang”. Loại cam này có đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.