Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn

Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn
Ngày đăng: 16/12/2013

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tổng hợp quy mô xã nên đàn gia cầm ở xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang) luôn được bảo vệ an toàn.

Phong trào chăn nuôi gia cầm ở xã Liên Sơn phát triển mạnh nhiều năm nay với tổng đàn thường xuyên hơn 100 nghìn con. Thế nhưng, trước đây nhiều hộ chưa chú trọng áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

Trước thực tế này, tháng 5-2013, bằng nguồn kinh phí của Trung ương hỗ trợ, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh xây dựng mô hình "Phòng chống dịch bệnh cho gia cầm quy mô xã” tại Liên Sơn. Khác với nhiều mô hình trước đây chỉ triển khai ở 1-2 thôn với ít hộ tham gia, mô hình lần này thực hiện đồng loạt ở nhiều thôn trong xã.

Để mô hình đạt hiệu quả cao, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với UBND xã chọn hộ, chọn điểm. Theo đó, tham gia mô hình có 150 hộ ở 5 thôn: Chấn Sơn, Húng, Đỉnh, Cả và Chung 1, bảo đảm các điều kiện như: có chuồng trại kiên cố, tách biệt với nhà ở, quy mô nuôi từ 300 con gà thương phẩm trở lên. Đồng thời tổ chức 4 lớp hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học cho bà con. Các hộ được hỗ trợ giá vắc-xin, thuốc kháng sinh tổng hợp, thuốc diệt ký sinh trùng, vôi bột, thuốc sát trùng để vệ sinh chuồng trại; cấp miễn phí 1 quyển nhật ký ghi chép, 1 biểu thông tin về quy trình chăn nuôi an toàn sinh học treo trước cửa chuồng để thuận tiện áp dụng. Ngoài ra, Trung tâm cử 1 cán bộ chuyên môn trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho bà con theo hướng "cầm tay, chỉ việc”.

Ông Hoàng Văn Giang, thôn Chấn Sơn cho biết: "Gia đình tôi nuôi khoảng 2 nghìn con gà/lứa. Do được cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật chọn giống, nuôi dưỡng và phòng bệnh nên đàn gà phát triển tốt. Vừa qua, tôi xuất chuồng lứa gà thu lãi khoảng 30 triệu đồng. Năm tới, tôi tăng đàn lên 2,5-3 nghìn con/lứa”.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch UBND xã thì mô hình phòng, chống dịch bệnh tổng hợp cho gia cầm quy mô xã đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với phương pháp nuôi truyền thống. Đàn gia cầm của tất cả các hộ tham gia mô hình đều lớn nhanh, không bị dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 98%. Sau 4-5 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng 2,2-2,5 kg/con. Đặc biệt, thông qua mô hình này người dân nắm chắc quy trình chăn nuôi an toàn sinh học áp dụng vào sản xuất, tăng thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Chăn Nuôi Thua Trên Sân Nhà Ngành Chăn Nuôi Thua Trên Sân Nhà

Sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp nhưng chi phí cao đã khiến ngành chăn nuôi dễ bị tổn thương. Theo nhiều chuyên gia, nếu Nhà nước không có hành động quyết liệt thì ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nguy cơ “thua trên sân nhà”.

21/01/2014
Bắc Ninh Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Bắc Ninh Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm

Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện, thị xã… của Bắc Ninh.

21/01/2014
Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Và Thân Thiện Với Môi Trường Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Và Thân Thiện Với Môi Trường

Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.

21/01/2014
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

21/01/2014
Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

22/01/2014