Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học

Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học
Ngày đăng: 23/10/2015

Một mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học.

Năm 2015, mô hình “Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học” được Trung tâm KNKN triển khai xây dựng tại một số địa phương trong tỉnh với quy mô mỗi điểm là 100 m2 đệm lót và 800 con giống gà ta chọn lọc.

Nông dân tham gia mô hình được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học men Balasa N01.

Kết quả, tỉ lệ gà nuôi sống đạt bình quân 97,3%, trọng lượng gà 1,7 kg/con, lợi nhuận bình quân 21,15 triệu đồng/mô hình.

Nhiều hộ chăn nuôi cho rằng, chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học giúp giảm đáng kể chi phí công chăm sóc, công dọn dẹp thay phân, thay trấu lót cho gà như trước đây;

Chăn nuôi không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra được vi sinh vật phân hủy; giảm được dịch bệnh cho gà, tỉ lệ gà sống đạt cao và tăng trọng nhanh, cho lãi cao hơn so với cách nuôi trước đây”.

Ngoài chế phẩm sinh học men Balasa N01, các loại nguyên liệu trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp để làm đệm lót khá phổ biến, dễ tìm nên việc làm đệm lót khá thuận lợi; giá thành 100 m2 đệm lót là 941 ngàn đồng, sử dụng trong 6 tháng cho 2 lứa nuôi là chấp nhận được.

Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KNKN cũng khuyến cáo: trong quá trình chăn nuôi bằng đệm lót, nhiệt phát sinh mạnh, cần giãn mật độ gà nuôi từ 10 con/m2 xuống còn 6-7 con/m2; cần xây dựng chuồng có mái cao, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh và thực hiện nuôi nhốt hoàn toàn.

Mô hình thực hiện thành công, giải quyết tốt vấn đề chất thải chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phù hợp với điều kiện chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ tại các gia trại, hộ gia đình nằm trong khu dân cư.

Vì vậy có thể xem đây là giải pháp hiệu quả để hướng đến phát triển chăn nuôi sạch, bền vững.

Với kết quả này, Trung tâm KNKN sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình.


Có thể bạn quan tâm

Nông sản Việt trước hội nhập bài toán chất lượng sản phẩm Nông sản Việt trước hội nhập bài toán chất lượng sản phẩm

Cuối năm nay, Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cùng với đó, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang chuẩn bị ký kết như FTA với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc... đang mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam khi hàng rào thuế quan đối với mặt hàng này hầu hết được dỡ bỏ.

17/06/2015
Xoài được cấp phép vào thị trường Nhật Bản Xoài được cấp phép vào thị trường Nhật Bản

Ông Nishikawa Yasuo - đại diện Văn phòng nghị sĩ Nishikawa đã thông báo Bộ Nông - Lâm - Thuỷ sản Nhật Bản đã cấp phép cho trái xoài của Đồng Nai vào thị trường nước này.

17/06/2015
Xuất khẩu cá tra năm 2015 có thể giảm 4% Xuất khẩu cá tra năm 2015 có thể giảm 4%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến 15/5/2015, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra đạt 544,8 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

17/06/2015
Vải thiều vào Pháp hai khó khăn chính Vải thiều vào Pháp hai khó khăn chính

Ngày 4/6/2015, những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên đã hiện diện trên thị trường Pháp. Chỉ sau 3 ngày, 500kg vải thiều đã được tiêu thụ hết tại Thủ đô Paris và vùng ngoại ô Ivry sur Seine.

17/06/2015
Phụ nữ Vị Xuyên tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Phụ nữ Vị Xuyên tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội; những năm qua, Hội LHPN huyện Vị Xuyên luôn vận động chị em hội viên hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH ở địa phương.

17/06/2015