Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học

Một mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học.
Năm 2015, mô hình “Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học” được Trung tâm KNKN triển khai xây dựng tại một số địa phương trong tỉnh với quy mô mỗi điểm là 100 m2 đệm lót và 800 con giống gà ta chọn lọc.
Nông dân tham gia mô hình được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học men Balasa N01.
Kết quả, tỉ lệ gà nuôi sống đạt bình quân 97,3%, trọng lượng gà 1,7 kg/con, lợi nhuận bình quân 21,15 triệu đồng/mô hình.
Nhiều hộ chăn nuôi cho rằng, chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học giúp giảm đáng kể chi phí công chăm sóc, công dọn dẹp thay phân, thay trấu lót cho gà như trước đây;
Chăn nuôi không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra được vi sinh vật phân hủy; giảm được dịch bệnh cho gà, tỉ lệ gà sống đạt cao và tăng trọng nhanh, cho lãi cao hơn so với cách nuôi trước đây”.
Ngoài chế phẩm sinh học men Balasa N01, các loại nguyên liệu trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp để làm đệm lót khá phổ biến, dễ tìm nên việc làm đệm lót khá thuận lợi; giá thành 100 m2 đệm lót là 941 ngàn đồng, sử dụng trong 6 tháng cho 2 lứa nuôi là chấp nhận được.
Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KNKN cũng khuyến cáo: trong quá trình chăn nuôi bằng đệm lót, nhiệt phát sinh mạnh, cần giãn mật độ gà nuôi từ 10 con/m2 xuống còn 6-7 con/m2; cần xây dựng chuồng có mái cao, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh và thực hiện nuôi nhốt hoàn toàn.
Mô hình thực hiện thành công, giải quyết tốt vấn đề chất thải chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phù hợp với điều kiện chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ tại các gia trại, hộ gia đình nằm trong khu dân cư.
Vì vậy có thể xem đây là giải pháp hiệu quả để hướng đến phát triển chăn nuôi sạch, bền vững.
Với kết quả này, Trung tâm KNKN sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Khi lòng hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) tích nước cùng với tập quán chăn thả "gửi trâu cho trời" đã hình thành nên những đàn trâu, bò hoang bị "kẹt lại" giữa rừng, trở nên vô chủ. Cũng từ đó, ở Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) có một nghề khá đặc biệt, không kém phần hiểm nguy: nghề bắt trâu, bò hoang.

Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó có 55 cơ sở chăn nuôi gà thương phẩm với quy mô từ 300-10.000 con/chuồng/lứa, sản xuất được trên 2 triệu con xuất chuồng/năm với sản phẩm thịt hơi đạt 5.770 tấn;

Để tồn tại trước tình trạng giá thịt (đùi gà Mỹ) giảm đến khó ngờ, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai lên tiếng sẽ tìm cách khởi kiện ngành gia cầm Mỹ bán phá giá.

Các hộ nhà vườn 3 xã cù lao Giêng (Chợ Mới - An Giang) phản ánh: Tình trạng trộm cắp xoài ngày một tăng, gây tâm lý bất an cho bà con nông dân. Các vụ trộm thường xảy ra khi vào vụ thu hoạch, do xoài Đài Loan giá cao, dễ bán, dễ cất giấu. Đồng thời, do các chủ vườn không có người trông giữ vườn nên nhiều vụ mất xoài đã xảy ra.
Trước tình hình sâu bệnh và thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế vườn. Hiện nay, nhiều nhà vườn ở 4 xã đầu cù lao Minh (Long Hồ - Vĩnh Long) đốn bỏ nhãn da bò trồng nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng.