Nhân Rộng Giống Bưởi Ngọt Quế Dương

Giống bưởi ngọt Quế Dương được người dân chiết cành từ cây bưởi ngọt tổ ở xóm Tháp Thượng, thôn Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức. Một số cây con, cây cháu từ cây bưởi tổ cũng đã 40 - 50 năm tuổi, nhiều cây 20 - 30 năm tuổi, cây bưởi ít tuổi nhất cũng được 13 năm.
Tuy cùng thời gian ra hoa với giống bưởi Diễn (từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3) nhưng bưởi ngọt Quế Dương có thời gian thu hoạch sớm, có thể thu hoạch từ Rằm tháng Tám, sớm hơn bưởi Diễn khoảng 2 - 3 tháng để rải vụ cho nhu cầu tiêu dùng trước khi bưởi Diễn được thu hái. Quả chín khi hái xuống có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu, tôm bưởi ít bị khô trong điều kiện bảo quản dân dã. Khi thu hoạch chính vụ, người dân thường xếp quả dưới nền nhà nơi cao ráo có thể để được đến tháng 1, tháng 2, thậm chí tháng 4, tháng 5 năm sau.
Những cây trồng bằng cành chiết vào năm thứ 4 có thể cho quả ổn định. Năng suất trung bình từ 130 - 300 quả/cây/năm. Năm 2010, tại xã Cát Quế, một cây bưởi Quế Dương của hộ ông Nguyễn Văn Điền đã cho tới 400 quả và bán được tới 6 triệu đồng. Năm 2010, vào mùa thu hoạch, các thương lái hoa quả vào tận nhà dân để thu mua, với giá bình quân 14.000 - 15.000 đồng/kg quả. Như vậy, mỗi sào Bắc Bộ trồng bưởi Quế Dương có thể cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng, cao có thể đạt 20 triệu đồng, gấp hàng chục lần so với trồng lúa.
Để giúp cho việc phát triển cây bưởi ngọt Quế Dương, năm 2010 Sở NN&PTNT đã tiến hành bình tuyển cây đầu dòng để chọn ra nguồn gene tốt phục vụ nhu cầu phát triển giống bưởi quý. Kết quả đã lựa chọn được 13 cây đầu dòng trên tổng số 53 cây đề nghị dự tuyển. Hiện, giống bưởi ngọt Quế Dương tại xã Cát Quế có diện tích khoảng 20ha. Từ nay đến năm 2015, huyện Hoài Đức sẽ tiếp tục phát triển thêm 50ha bằng cách giảm diện tích các cây trồng khác kém hiệu quả, thay thế bằng giống bưởi Quế Dương.
Có thể bạn quan tâm

Giống VN-1064 tuyển chọn từ tập đoàn giống chuối lưu giữ tại Phú Hộ, Phú Thọ. Mẫu tuyển chọn được thu thập tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ năm 1994. Giống được Bộ NN-PTNT công nhận giống chính thức tại Quyết định số 1147 QĐ/BNN-KHCN, ngày 19/4/2006.

Tại Nghệ An, bước vào vụ xuân 2011 này, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo gieo trồng 50 ha, trong đó điểm tập trung lớn nhất là tại xã Nghĩa Lộc thuộc huyện Nghĩa Đàn, đã gieo cấy đến 38ha

Nhằm chủ động giống thủy sản, Chi cục Thủy sản Bắc Giang triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu khả năng sinh sản nhân tạo cá trắm đen”, đã được Hội đồng nghiệm thu với kết quả khả quan.

Vụ xuân năm 2011, Cty CP Giống cây trồng miền Nam đã kết hợp với Trạm Khuyến nông Mèo Vạc trồng trình diễn giống ngô lai đơn SSC557 tại xóm Sủng Nhì, xã Sủng Máng

Thời gian thu hoạch hợp lý từ 7- 10 tháng sau khi trồng. Bình quân năng suất củ tươi đạt 33,4 tấn/ha (trong điều kiện thâm canh như Đồng Nai, Tây Ninh có thể đạt 40-50 tấn/ha), hàm lượng tinh bột 27,2%, hàm lượng HCN 105,9 mg/kg chất khô. Thân thẳng, nhặt mắt, thích hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam. Dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, thích hợp với chế biến và thị trường.