Nhân Rộng Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.
Những năm qua, ngành NN&PTNT đã triển khai 24 mô hình trên địa bàn huyện như: mô hình sản xuất lúa giống, chăn nuôi bò, cừu sinh sản, vỗ béo bò thịt, thực hành nuôi tôm theo tiêu chí Gaqp, nuôi trồng rong sụn trong lồng lưới… Qua đánh giá, nhiều mô hình mới được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả, góp phần cải thiện đáng kể đời sống cư dân nông thôn và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong thời gian tới huyện nhân rộng 7 mô hình trồng trọt, 6 mô hình thủy sản, 10 mô hình chăn nuôi và 1 mô hình cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Rầy nâu là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm trong vụ mùa. Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội (Sở NN- PTNT Hà Nội) xin giới thiệu đặc tính sinh học và biện pháp phòng trừ.

Ông Hà Văn Nhân, tác giả của N25 cho biết, đây là giống ngắn ngày, chịu thâm canh cao, cứng cây.

Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Bình Định chọn ngô là cây trồng chủ lực, chỉ đứng sau cây lúa.

Ngô phân bố rộng trên phạm vi toàn quốc, tùy theo điều kiện khí hậu mà thời vụ gieo trồng ngô khác nhau ở các vùng song chủ yếu có các vụ chính là đông xuân, xuân hè và thu đông.

Với diện tích nuôi năm 2014 hơn 600 ha, tôm càng xanh (TCX) được xem là đối tượng nuôi quan trọng nhất tại huyện vùng sâu Tam Nông (Đồng Tháp).