Nhân Rộng Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.
Những năm qua, ngành NN&PTNT đã triển khai 24 mô hình trên địa bàn huyện như: mô hình sản xuất lúa giống, chăn nuôi bò, cừu sinh sản, vỗ béo bò thịt, thực hành nuôi tôm theo tiêu chí Gaqp, nuôi trồng rong sụn trong lồng lưới… Qua đánh giá, nhiều mô hình mới được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả, góp phần cải thiện đáng kể đời sống cư dân nông thôn và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong thời gian tới huyện nhân rộng 7 mô hình trồng trọt, 6 mô hình thủy sản, 10 mô hình chăn nuôi và 1 mô hình cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN với 112.494 tấn, chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu

Thời điểm này, người nuôi gia cầm đang trong cảnh “một cổ ba tròng”, những cái tròng thít lỏng hay chặt phụ thuộc vào đối tượng vật nuôi.

Sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.

Thời kỳ đầu phát triển mắc ca, nông dân Trung Quốc cũng bị lúng túng trong lựa chọn giống, do thiếu hiểu biết nên rất nhiều diện tích trồng bằng giống thực sinh... Tôi chợt nghĩ bên đất nước mình, mắc ca trồng bằng cây thực sinh vẫn phổ biến, rồi đây những người nông dân đó sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hiểu biết.

Do sản lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015 sụt giảm, Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác nên từ nay đến cuối năm áp lực đè nặng lên vai các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là rất lớn.