Nhân rộng các mô hình sản xuất lúa hiệu quả

Trong đó, vụ đông xuân 2014-2015 thực hiện 27 cánh đồng lớn, diện tích hơn 13.100ha được 14 doanh nghiệp tham gia bao tiêu theo hình thức đầu tư xây dựng cánh đồng lớn và thu mua, 5 doanh nghiệp đăng ký đặt hàng bao tiêu sản phẩm.
Ở vụ hè thu 2015, thực hiện 36 cánh đồng lớn, tổng diện tích hơn 15.300ha, có 13 doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng cánh đồng lớn và 8 doanh nghiệp đăng ký đặt hàng bao tiêu sản phẩm.
Để nhân rộng các mô hình sản xuất lúa hiệu quả, ngành nông nghiệp tỉnh Long An đã triển khai chương trình "Cùng nông dân ra đồng" với 557 điểm trình diễn, diện tích 764ha/557 hộ tham gia.
Kết quả 100% hộ nông dân gieo sạ tập trung theo lịch khuyến cáo né rầy, đa số các điểm trình diễn sử dụng giống xác nhận, mật độ gieo sạ từ 120 - 130kg/ha.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, năm 2015, ngành nông nghiệp tỉnh Long An triển khai nhiều chủ trương đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua các chương trình như "Cánh đồng lớn", "Cùng nông dân ra đồng", chương trình lúa chất lượng cao, ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo hướng VietGAP.
Song song đó, ngành tăng cường hoạt động khuyến nông và bảo vệ thực vật, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch, nâng cao năng lực sấy lúa để gia tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Phân bón NPK-S Lâm Thao không chỉ phù hợp với các vùng đất trung tính mà còn phù hợp và cải tạo được cả các vùng đất chua, đất phèn, đất chiêm trũng...

Từ ngày 2 đến 8.12, tại Bắc Ninh, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) phối hợp Sở Công Thương Bắc Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội chợ Công thương, Nông sản an toàn miền Bắc 2015. Đây không chỉ đơn thuần là dịp để người bán- người mua gặp gỡ nhau, m

áng 24.12, tại Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức sơ kết Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” và “Chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ”.

Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công – tư ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đại diện IPSARD đã đưa ra đề xuất mô hình bảo hiểm cho cây cà phê tại Tây Nguyên.

Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng, 100% số xã trên địa bàn đã có đề án phát triển sản xuất được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, tập trung vào các lĩnh vực phát triển sản xuất công nghệ cao đối với rau, hoa, chè, cà phê, cây đặc sản, bò sữa,...