Nhãn rải vụ lợi nhuận cao

Cục Trồng trọt cho biết, qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã có 6 tỉnh thành gồm Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng và Đồng Tháp tham gia sản xuất nhãn rải vụ (giống nhãn tiêu da bò, Edor và xuồng cơm vàng) với tổng diện tích hơn 25.620 ha.
Tổng sản lượng nhãn sản xuất rải vụ đạt hơn 116.430 tấn, giảm hơn 38.000 tấn so với chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao gấp đôi. Bình quân nhãn rải vụ bán được giá từ 10 - 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi khoảng 48 triệu đồng/ha, cao hơn nhãn chính vụ 38 triệu đồng/ha.
Tại hội thảo “Đánh giá kết quả sản xuất rải vụ trên cây nhãn khu vực ĐBSCL, tham quan mô hình kiểu mẫu và xúc tiến thương mại liên kết sản xuất - tiêu thụ” tại Vĩnh Long ngày 27/8, lãnh đạo Cục Trồng trọt, Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam, ĐH Cần Thơ, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và các hợp tác xã đều khẳng định đây là giải pháp khả thi trong việc điều tiết sản xuất nhãn nói riêng và một số loại trái cây đặc sản khác ở vùng ĐBSCL.
Để sản xuất nhãn rải vụ đạt hiệu quả cao, Cục Trồng trọt yêu cầu các địa phương cần tổ chức, quy hoạch cụ thể hơn việc sản xuất trong các năm tới và tăng cường phối hợp với nhau để đảm bảo hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi ăn có vị thanh, mát.

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải cởi bỏ chính sách “độc quyền tập thể” trong xuất khẩu lúa gạo theo Nghị định 109. Thay vào đó, cần tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp (DN) mới, năng động tham gia xuất khẩu gạo.

Độc giả Phạm Hoàn (Đồng Nai) hỏi: Gia đình tôi muốn đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm để sản xuất nông nghiệp thì có được Nhà nước hỗ trợ không? Xin hỏi Nhà nước quy định thế nào về việc hỗ trợ nông dân nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp?

Đã từng là ông chủ kinh doanh dịch vụ “sung sướng” có số má ở bãi biển Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định), anh Cao Văn Trúng (40 tuổi) đã bất ngờ bỏ nghề để lên bãi đầm hoang khai phá nuôi tôm thẻ.

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.