Nhãn rải vụ lợi nhuận cao

Cục Trồng trọt cho biết, qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã có 6 tỉnh thành gồm Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng và Đồng Tháp tham gia sản xuất nhãn rải vụ (giống nhãn tiêu da bò, Edor và xuồng cơm vàng) với tổng diện tích hơn 25.620 ha.
Tổng sản lượng nhãn sản xuất rải vụ đạt hơn 116.430 tấn, giảm hơn 38.000 tấn so với chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao gấp đôi. Bình quân nhãn rải vụ bán được giá từ 10 - 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi khoảng 48 triệu đồng/ha, cao hơn nhãn chính vụ 38 triệu đồng/ha.
Tại hội thảo “Đánh giá kết quả sản xuất rải vụ trên cây nhãn khu vực ĐBSCL, tham quan mô hình kiểu mẫu và xúc tiến thương mại liên kết sản xuất - tiêu thụ” tại Vĩnh Long ngày 27/8, lãnh đạo Cục Trồng trọt, Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam, ĐH Cần Thơ, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và các hợp tác xã đều khẳng định đây là giải pháp khả thi trong việc điều tiết sản xuất nhãn nói riêng và một số loại trái cây đặc sản khác ở vùng ĐBSCL.
Để sản xuất nhãn rải vụ đạt hiệu quả cao, Cục Trồng trọt yêu cầu các địa phương cần tổ chức, quy hoạch cụ thể hơn việc sản xuất trong các năm tới và tăng cường phối hợp với nhau để đảm bảo hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện nông sản được mùa mất giá bây giờ không còn là chuyện mới của ngành nông nghiệp nước nhà.

Theo thông tin trên một số báo, thì những ngày này, tại tỉnh Đồng Nai, nhiều thương lái đang ồ ạt thu mua trái sầu riêng non để xuất sang Trung Quốc.

Nhiều ngày gần đây, các loại rau màu trên địa bàn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) liên tục tăng giá, nông dân rất phấn khởi.

Đây là một thành công lớn và có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng đối với ngành Thú y Việt Nam.

Hình ảnh những người nông dân buồn thiu bên “núi” dưa hấu ở Quảng Nam, hay cả cánh đồng hành tím không có địa chỉ tiêu thụ… được báo NNVN đăng tải đầu tiên. Và, cũng từ đó, một làn sóng truyền thông chính thống cũng như các mạng xã hội đồng loạt kêu gọi cộng đồng ủng hộ nông dân.