Nhãn muộn Hà Nội sắp đi Mỹ

Nhãn chín muộn là một trong những cây đặc sản có giá trị kinh tế cao của Hà Nội, thời gian thu hoạch từ 25/8 - 20/9 hàng năm. Theo Sở NN&PTNT, hiện diện tích trồng nhãn chín muộn của toàn TP là 500ha, tập trung chủ yếu ở Hoài Đức và Quốc Oai, sản lượng bình quân đạt 8.000 - 9.000 tấn.
Nhãn muộn Hà Nội có đặc tính quả to, cùi dày, ngọt, trọng lượng trung bình 50 - 55 quả/kg. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm phấn lớn được thu hái tươi, ít sơ chế, tiêu thụ chủ yếu qua thương lái nên đầu ra chưa ổn định.
Chính vì vậy, tại hội nghị Sở NN&PTNT Hà Nội đã mời một số DN tham gia ký kết hợp tác tiêu thụ nhãn chín muộn cho người nông dân. Đặc biệt, trong tháng 9 sẽ có 1 lô hàng nhãn chín muộn của Hà Nội được Công ty Ánh Dương Sao làm thủ tục chiếu xạ rồi xuất khẩu sang thị trường Mỹ với khối lượng khoảng 500 - 900kg.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có rất nhiều diện tích lúa ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đang xanh tốt, bỗng dưng chuyển sang héo úa rồi chết. Cho rằng, lúa bị chết do nguồn nước ô nhiễm, rất nhiều nông dân đã làm đơn kiến nghị gửi các nơi, song cho đến nay vẫn chưa có cơ quan nào vào cuộc giải quyết.

Ngày 25.8, đại diện Sở NNPTNT Bình Định cho biết, trên địa bàn tỉnh ghi nhận đã có 14 hộ nông dân trồng khoảng 14ha cây mắc ca tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), năm 2014, diện tích chè cả nước đạt khoảng 130.000ha, tăng 4.400ha so với năm 2011.

UBND tỉnh Kiên Giang vừa có quy định mới về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Thời gian gần đây, giá heo hơi trên thị trường Cà Mau liên tục sụt giảm, hiện chỉ còn từ 3,4 – 3,6 triệu đồng/100kg, giảm từ 800 ngàn – 1 triệu đồng/100kg so với đầu năm 2015. Tình hình này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế của nhiều người dân đất Mũi.