Nhãn Lồng Ông Kháy

Chúng tôi đến thăm vườn nhãn lồng của gia đình ông Hứa Văn Kháy ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đúng lúc ông đang thu hoạch.
Xởi lởi tiếp khách tại khu vườn rộng hơn 0,7 ha, có 200 cây nhãn lồng sai trĩu quả ông Kháy nhanh tay bẻ những chùm nhãn chín mọng, quả to tròn, tỏa mùi hương thơm nức mời mọi người thưởng thức. “Hai hôm trước, tôi hái đợt đầu được gần 1,5 tấn, bán tại vườn với giá 24 nghìn đồng/kg, thu 35 triệu đồng. Năm nay, gia đình ước thu được 8 tấn quả, tăng 3 tấn so với năm 2012”.
Vườn nhãn nhà ông Kháy ra quả chùm rất sai, có chùm nặng đến 4 kg. Đây là giống nhãn chín sớm, quả to đều, hạt nhỏ, cùi dầy ăn ngọt và có hương thơm đậm đà nên được khách hàng ưa chuộng. Vì thế đã 5 - 6 năm gần đây, cứ đến vụ thu hoạch là có người đến tận vườn đặt giá thu mua nên gia đình ông không phải chở đi bán.
Nhiều người đến tham quan vườn nhãn, cán bộ Viện nghiên cứu Rau quả trung ương cũng đến tìm hiểu và xin giống về nghiên cứu… Còn người dân địa phương thì quen gọi là nhãn lồng ông Kháy.
Được biết, năm 1975, tình cờ ông Kháy mua chùm nhãn ở chợ Chũ về ăn rồi lấy hạt trồng ngay gần cổng nhà với mục đích lấy bóng mát. Sau này thấy quả ăn ngày càng ngon nên năm 1993, ông Kháy đã chiết cành và nhân rộng ra thành vườn nhãn 200 cây.
Không những vậy, mỗi năm ông Kháy còn chiết và bán từ 800 đến hơn 1.000 cành nhãn giống (giá 30 nghìn đồng/cành) mà vẫn không có đủ để cung cấp theo nhu cầu của người trồng trong và ngoài huyện.
Là tiểu thương đã thu mua nhãn lồng của ông Kháy từ nhiều vụ để đưa đi tiêu thụ, chị Vi Thị Thủy ở xã Phì Điền (Lục Ngạn) chia sẻ: “Giống nhãn chín sớm, cùi dầy, ăn ngọt và có hương thơm đậm đà này rất được người dân ở Hà Nội và Quảng Ninh ưa chuộng.
Vào đầu vụ, giá bán lẻ tại Quảng Ninh có thể đạt từ 50 – 70 nghìn đồng/kg. Hiện chúng tôi đã đặt cọc mua cả vườn nhãn nhà ông Kháy theo giá thị trường, mỗi đợt thu mua một xe ô tô từ 1 - 1,5 tấn quả”.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiên Thành cho biết, hiện xã có hơn 70 ha nhãn, trong đó có khoảng 20 ha được bà con nhân từ giống nhãn nhà ông Kháy đã cho thu hoạch và được thị trường rất ưa chuộng. Hội Nông dân xã đang tích cực chỉ đạo hội viên tiếp tục chuyển đổi diện tích vải thiều kém chất lượng, nhất là ở những nơi gần bờ suối để mở rộng diện tích trồng nhãn.
Cây nhãn lồng từ lâu đã được xác định là cây ăn quả chủ lực sau vải thiều nên xã Kiên Thành phấn đấu mở rộng diện tích đạt từ 100 - 150 ha nhãn vào năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

Sau cơn mưa lớn vào tối 13.6, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng đã phải hối hả nhổ mì để chạy mưa do sợ mì bị thối củ.

Vài năm trở lại đây, phần lớn nông dân trồng lúa đều bán lúa tươi tại ruộng. Tuy vậy, phía sau là chuyện “cò” lúa hoành hành, thương lái kỳ kèo với nhiều chiêu bài khác nhau đã trở thành nỗi lo thường xuyên của nông dân mỗi khi bước vào mùa thu hoạch.