Nhãn lồng miền Bắc sẽ có mặt tại thị trường Mỹ trong tháng 8

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cho biết: Cục đã hoàn thành công đoạn kiểm tra, đánh giá và cấp 4 mã số cho các vùng trồng nhãn tại Hà Nội và Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến thu mua tại địa phương xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ.
Dự kiến, khoảng 10 ngày nữa sẽ bước vào thu hoạch nhãn chính vụ tại các khu vực này và các doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua nhãn xuất khẩu tại các vùng trồng được cấp mã số.
Theo đánh giá của công ty thì mẫu mã và chất lượng của nhãn lồng Hưng Yên tốt hơn hẳn so với nhãn của các tỉnh ĐBSCL. Hiện nay, công ty đang phối hợp với Trung tâm Xuất nhập khẩu của Cục BVTV để trực tiếp xuống các địa phương này để ký kết thu mua nhãn xuất khẩu khi nhãn vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
Trước đó, nhãn từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã được xuất đi Mỹ.
Số lượng nhãn xuất khẩu đi Mỹ duy trì khá ổn định, với sản lượng khoảng 50 đến 100 tấn/tháng vận chuyển bằng đường biển. Bắt đầu từ mùa nhãn năm nay, doanh nghiệp sẽ thu mua nhãn lồng từ các tỉnh phía Bắc để xuất khẩu thử nghiệm vào thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Chuỗi liên kết triển khai có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với Hợp tác xã Tân Phú A1 và mối liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp nên việc cung ứng giống lúa, vật tư nông nghiệp triển khai tốt. Dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao hơn ngoài vùng dự án, và thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

Ngày 23-4, tại TP.Bà Rịa, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồ tiêu BR-VT” nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm này.

Thời điểm này, người trồng ớt tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch giữa vụ. Mặc dù nắng hạn làm mất mùa khoảng 30%, song bà con địa phương rất phấn khởi vì ớt có giá khá cao.

Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) từng chịu thiệt hại nặng khi lũ lớn. Sau khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ an toàn và sản xuất 3 vụ mỗi năm, nơi đây trở thành vùng sản xuất trọng điểm lúa, hoa màu và đi đầu về cơ giới hóa nông nghiệp.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó cam đường canh là loại cây triển vọng của địa phương.