Nhãn lồng miền Bắc sẽ có mặt tại thị trường Mỹ trong tháng 8

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cho biết: Cục đã hoàn thành công đoạn kiểm tra, đánh giá và cấp 4 mã số cho các vùng trồng nhãn tại Hà Nội và Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến thu mua tại địa phương xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ.
Dự kiến, khoảng 10 ngày nữa sẽ bước vào thu hoạch nhãn chính vụ tại các khu vực này và các doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua nhãn xuất khẩu tại các vùng trồng được cấp mã số.
Theo đánh giá của công ty thì mẫu mã và chất lượng của nhãn lồng Hưng Yên tốt hơn hẳn so với nhãn của các tỉnh ĐBSCL. Hiện nay, công ty đang phối hợp với Trung tâm Xuất nhập khẩu của Cục BVTV để trực tiếp xuống các địa phương này để ký kết thu mua nhãn xuất khẩu khi nhãn vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
Trước đó, nhãn từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã được xuất đi Mỹ.
Số lượng nhãn xuất khẩu đi Mỹ duy trì khá ổn định, với sản lượng khoảng 50 đến 100 tấn/tháng vận chuyển bằng đường biển. Bắt đầu từ mùa nhãn năm nay, doanh nghiệp sẽ thu mua nhãn lồng từ các tỉnh phía Bắc để xuất khẩu thử nghiệm vào thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7.9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm kỷ lục với mức giảm lên đến 51%.

Có thời điểm, giá thanh long tại Bình Thuận rớt thảm hại do dư thừa nguồn cung. Thanh long xấu xí do sâu bệnh không bán được mới cho bò ăn.

Khâu đột phá để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững lại không nằm ở kỹ thuật mà phải làm từ khâu tổ chức. Hiện nay, chè được trồng ở 34 tỉnh thành cả nước với diện tích khoảng 125.000 ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia. Tuy nhiên, giá trị của ngành hiện còn thấp chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm, một con số rất khiêm tốn so với xuất khẩu hồ tiêu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hiện nay diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã vượt khỏi tầm kiểm soát và quản lý của ngành nông nghiệp tỉnh, khi mà diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đến 4.500ha.

Với diện tích 1.200ha, Sơn Tây là địa phương có diện tích cau lớn nhất ở Quảng Ngãi. Khác với các vụ khác, vụ thu hoạch cau năm nay được xem là mùa vàng của người dân nơi đây.