Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa

Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa
Ngày đăng: 28/07/2015

Tại xã Hồng Nam, TP. Hưng Yên, khu vực có đặc sản “nhãn lồng Phố Hiến” nổi tiếng, nhiều hộ dân cho biết, sản lượng nhãn năm nay giảm đáng kể.

Gia đình ông Nguyễn Văn Cừ, hộ trồng nhiều nhãn nhất xã Hồng Nam chia sẻ: “Với 1,4 ha, nếu như năm ngoái sẽ cho sản lượng gần 30 tấn nhãn, thì năm nay sản lượng không bằng một nửa”.

Theo ông Cừ, cơn mưa axit cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua đã khiến cho hoa nhãn bị hỏng. Những cây nhãn ra hoa vào đúng dịp này, coi như là không đậu được quả nào. Vườn nhãn nhà ông Cừ có tổng cộng trên 400 cây nhãn thì gần 2/3 số cây không có quả.

Không chỉ vườn nhãn nhà ông Cừ, mà hầu như hộ dân nào trong xã cũng mất mùa kiểu này. Ngoài tình trạng mất mùa do thời tiết khắc nghiệt thì sâu bệnh cũng là lý do khiến cho người nông dân trồng nhãn ở đây phải đau đầu. Đa số những cây nhãn không được chăm sóc tử tế thì thường bị các loại sâu bệnh như bọ xít, sâu đục thân, chuột và đặc biệt là rệp trắng phá hoại.

Với diện tích 4 sào nhãn, gia đình bà Hạ, xã Hồng Nam mất sạch vì bị rệp trắng phá hoại. Đến ngày thu hoạch nhưng trong vườn không tìm thấy một quả nhãn.

“Nhà có cả một vườn nhãn mà muốn ăn lại phải ra ngoài mua!” bà Hạ chua xót nói.

Hiện tại, sản lượng nhãn bị sụt giảm nghiêm trọng do thời tiết và sâu bệnh nên người nông dân chỉ còn biết trông cậy vào giá nhãn. Nếu tính theo giá bán buôn như năm ngoái trung bình 25.000đồng/kg thì nguồn thu cũng theo đó mất đi một nửa. Trừ công chăm sóc, thuê nhân công thì số tiền lãi thu được chẳng là bao.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Cây Trên Đất Dốc Mô Hình Trồng Cây Trên Đất Dốc

Thuận Bắc là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do địa hình nhiều đồi núi nên loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, phát huy hiệu quả điều kiện tự nhiên ở các xã có nhiều đồi núi, Thuận Bắc xác định phải hướng dẫn nông dân biết cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp.

31/07/2013
Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường

Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.

03/06/2013
Làm Giàu Trên Cát Trắng Làm Giàu Trên Cát Trắng

Nguyễn Văn Nổi, 50 tuổi là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn Hòa Thạnh. Anh dày công đầu tư cải tạo vùng đất cát trắng phau ven biển trở thành trù mật cho những mùa cây trái bội thu. Trồng củ cải kết hợp chăn nuôi bò lai sind cung cấp sức kéo là con đường vươn lên làm giàu của anh Nổi trên vùng đất cát ven biển thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

31/07/2013
Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

03/06/2013
Tìm Giải Pháp Cho Cây Mía Phát Triển Bền Vững Tìm Giải Pháp Cho Cây Mía Phát Triển Bền Vững

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.

31/07/2013