Nhãn Idor không lo ế

Huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, trong đó trên 6.000ha là vườn cây ăn trái, nổi tiếng nhất là dâu, vú sữa, nhãn, chôm chôm, măng cụt… Riêng diện tích trồng dâu đã lên đến 450 ha, gồm dâu xiêm, dâu xanh, dâu bòn bon, dâu gia bảo, dâu đường, nhiều nhất là dâu hạ châu.
Theo quy hoạch của huyện, diện tích trồng dâu hạ châu trong tương lai sẽ tăng lên 700 – 800 ha. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do diện tích trồng dâu tăng đột xuất, sản lượng dồi dào, dẫn đến tình trạng “hàng nhiều dội chợ”. Trừ dâu hạ châu, đặc sản nổi tiếng của Phong Điền là giữ được giá, các loại dâu xanh, dâu vàng, nhất là dâu ta (chua nhiều hơn ngọt) đều rớt giá.
Ông Nguyễn Văn Đừng (Bảy Đừng) ở ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ có 14 công vườn trồng toàn dâu xanh và dâu vàng phát triển rất tốt. Mấy năm đầu lời trên 100 triệu/năm, nhưng sau đó dâu dần dần mất giá, buộc ông phải nghĩ đến việc chuyển đổi cây trồng sao cho phù hợp với hướng đi của kinh tế thị trường.
Sau nhiều năm bỏ công đi nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm, cuối cùng ông đã chọn cây nhãn Idor để thay thế cho vườn dâu đã lỗi thời. Sau đó ông lên liếp, cải tạo đất, lần lượt xuống giống 500 nhánh nhãn Idor trên diện tích 17.000m2.
Đến nay đã trải qua 3 mùa thu hoạch, mùa nào cũng mang đến cho ông một niềm vui và đầy tự tin. Năm đầu tiên thu được 50 triệu đồng, năm thứ hai 90 triệu đồng, năm 2014 trên 300 triệu đồng và năm nay (2015) ước đoán ông thu trên 650 triệu đồng tiền bán nhãn.
Ông cho biết mỗi năm ông xử lý cho cây ra trái ba vụ. Vụ từ tháng Giêng đến tháng 3, thời điểm này nhãn làm trái rất khó nhưng giá bán lại cao (từ 33.000 – 35.000đ/kg); vụ rằm tháng 7 và rằm tháng 10 có giá khoảng 25.000đ/kg.
Theo ông, chất lượng nhãn Idor không thua kém nhãn da bò. Giống nhãn Idor hạt nhỏ, cơm dầy và giòn, ít nước, độ ngọt vừa nên thị trường tiêu thụ mạnh. Bình quân 1 cây trưởng thành cho từ 200 - 300 kg trái, chùm sai có thể cân nặng từ 2 - 3 kg.
Thấy ông trồng có hiệu quả, nhiều bà con nông dân đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua nhãn giống của ông về trồng thử nên diện tích nhãn ở vùng này ngày càng được mở rộng.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, ngày 19/10, Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ đã thông báo: kiểm tra 10 mẫu kiểm tra sò lông, sò điệp của tỉnh Bình Thuận có nhiễm Lipophilic - một loại độc tố gây tiêu chảy, không đạt tiêu chuẩn chế biến thực phẩm xuất khẩu vào châu Âu.

Theo Hội Nuôi ong Việt Nam, 9 tháng đầu năm, Việt Nam XK khoảng 40.000 tấn mật ong với giá trị đạt trên 100 triệu USD. Dự kiến cả năm, sản lượng XK sẽ chạm mức 45.000 tấn. Trong khi nhiều sản phẩm của Việt Nam chật vật để “lọt” được vào các thị trường “khó tính” thì mật ong đi tiên phong, là sản phẩm từ động vật duy nhất của Việt Nam “thoải mái” XK vào Mỹ và EU.

Nhằm khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/2013/ NĐ-CP mở rộng ưu đãi cho các lĩnh vực nông nghiệp. Đồng Nai cũng đang xây dựng đề án hỗ trợ DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015-2020.

Dịp này, Tổng công ty cao su Đồng Nai đã chọn 10 thí sinh có thành tích cao để lập đội tuyển dự hội thi tay nghề thợ giỏi khai thác mủ cao su do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 12.

Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng(Đồng Văn) là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Sở NN&PTNT; với chức năng, nhiệm vụ được giao mà theo như lời đồng chí Giám đốc Trung tâm Giang Lộc Thăng khẳng định: “Trong những năm qua, Trung tâm đã luôn tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm những giống cây, con mới, có năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần vào sự nghiệp xóa, đói giảm nghèo của tỉnh...”.