Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp)

Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp)
Ngày đăng: 02/04/2013

Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.

Liên kết tiêu thụ nông sản

Thanh Bình là vùng đất có diện tích đất bãi bồi và vùng cù lao Tây trên sông Tiền khá lớn và màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong đó, cây ớt là loại cây trồng thích hợp nhất với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây. Những năm qua, diện tích cây ớt không ngừng tăng lên và đang dần trở thành loại cây thế mạnh của vùng. Theo thống kê, toàn huyện Thanh Bình có trên 2.000 ha ớt, với sản lượng trung bình đạt từ 20 - 25 ngàn tấn/năm.

Những năm qua, việc liên kết và tiêu thụ sản phẩm ớt Thanh Bình đã tạo được chuỗi liên kết ổn định. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 20 điểm thu mua ớt với quy mô lớn, thời điểm chính vụ, các điểm thu mua ớt có thể thu mua với sản lượng lên đến 20 tấn/ngày. Từ đó, đã hình thành được các dịch vụ nghề ớt như: thu mua ớt, vận chuyển, hái ớt trái, lặt cuống ớt, phân loại ớt, phơi (sấy)... tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng.

Theo ông Nguyễn Hồng Hà - Chủ doanh nghiệp Dũng ớt ở xã An Phong, huyện Thanh Bình, ớt tươi sau khi thu mua của nông dân được sơ chế xuất bán tiểu ngạch sang thị trường Campuchia, Thái Lan và tiêu thụ thị trường nội địa. Hiện tại, có hơn 50% lượng ớt ở Thanh Bình do cơ sở của ông thu mua. Ông còn đầu tư cho nông dân về giống và chi phí ban đầu với mức 1 triệu đồng/ha.

Nhãn hiệu hàng hóa - bước đi bền vững

Năm qua, mặc dù người trồng ớt Thanh Bình không mấy vui bởi thời tiết diễn biến thất thường làm dịch bệnh phát sinh, cộng với tình trạng giá ớt xuống thấp đã gây không ít khó khăn cho người trồng. Nhưng bù lại, người dân phấn khởi, bởi sản phẩm ớt Thanh Bình được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình” vào tháng 7/2012 cho Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Phong, ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Huề. Đây là tín hiệu đáng phấn khởi cho chính quyền và người nông dân trồng ớt nơi đây.

Ông Nguyễn Văn Thật - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thanh Bình cho biết: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp huyện xác định ớt là cây trồng chủ lực nên đã đầu tư kinh phí cho công tác tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất cho nông dân. Nhờ vậy, đến nay sản phẩm ớt Thanh Bình đã có nhãn hiệu riêng. Từ đây, tin tưởng sản phẩm ớt Thanh Bình sẽ có được chỗ đứng trên thị trường.

Thực tế, từ khi ớt được chứng nhận nhãn hiệu, các nhà vườn trồng ớt rất tích cực sản xuất ớt theo hướng an toàn, vì họ tin tưởng đây sẽ là hướng đi lâu dài và bền vững trong tương lai. Ông Trần Chí Linh - thành viên HTX nông nghiệp Thuận Phong đang canh tác hơn 5 công ớt cho biết: Khi sản phẩm ớt Thanh Bình được công nhận nhãn hiệu hàng hóa, người trồng ớt chúng tôi đều rất phấn khởi và sẵn sàng tuân thủ mọi quy trình sản xuất ớt sạch với niềm tin đầu ra giá ớt sẽ ổn định hơn trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Thật cho biết thêm, theo định hướng của ngành nông nghiệp huyện, để từng bước tạo bước đi bền vững cho nhãn hiệu ớt Thanh Bình, thời gian tới ngành sẽ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nghiên cứu đề tài sản xuất theo hướng VietGap, nhằm xây dựng mô hình sản xuất hoa màu nói chung và cây ớt nói riêng theo quy trình sạch, an toàn.

Để cây ớt bền vững, tránh cung vượt cầu, huyện đã tổ chức mô hình liên kết, quy hoạch vùng trồng ớt từ nay đến năm 2020. Theo đó, bình quân sản xuất 1.500ha/năm, chia thành 3 vụ: đông xuân sớm, vụ chính và vụ hè thu nghịch rải vụ. Đồng thời, tỉnh cũng đang nhân rộng mô hình trồng ớt có liên kết bao tiêu sản phẩm và lập dự án sản xuất thử nghiệm máy sấy ớt, máy lặt cuống lá, mở các cơ sở sản xuất ớt phù hợp tập quán sản xuất của nông dân, đảm bảo năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng đề án chuỗi giá trị cho cây ớt Thanh Bình.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Soát Dịch Bệnh Hiệu Quả Khi Có Vùng Nuôi An Toàn Kiểm Soát Dịch Bệnh Hiệu Quả Khi Có Vùng Nuôi An Toàn

Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích tự nhiên là 529.488ha, trong đó diện tích nuôi tôm 266.000ha (chiếm 40% cả nước, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).

14/07/2014
Doanh Thu Từ Thủy Sản Đạt Trên 36 Tỷ Đồng Doanh Thu Từ Thủy Sản Đạt Trên 36 Tỷ Đồng

Huyện Bát Xát hiện có 280,5 ha nuôi thủy sản. Trong đó, diện tích cá nước ấm trên 278 ha (gồm 17,3 ha nuôi thâm canh; 30,2 ha nuôi bán thâm canh; 111,3 ha nuôi quảng canh cải tiến và 119,73 ha nuôi theo hình thức quảng canh), tập trung chủ yếu ở các xã: Cốc San, Quang Kim, Bản Qua, thị trấn Bát Xát. Diện tích nuôi cá nước lạnh gần 2 ha, tập trung tại xã Y Tý và xã Dền Sáng.

04/12/2014
Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước

Để giải quyết những tồn tại của ngành cá ngừ, giúp ngành này phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Với đề án này, tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm giao dịch cá ngừ của cả nước.

14/07/2014
Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị và chính quyền địa phương cùng với sự chủ động sáng tạo của người nuôi nên nhìn chung các chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm 2014 đạt khá.

04/12/2014
Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

14/07/2014