Nhân Giống Lợn Kháng... Stress

Việc lợn bị stress (căng thẳng) không chỉ tác động đến độ tăng trưởng, mà còn làm chất lượng thịt lợn giảm. Vì thế, các nhà khoa học ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nhân giống thành công lợn kháng stress, có tên khoa học là Pietrain.
Không chỉ thích nghi tốt với điều kiện bất lợi của môi trường, dòng lợn Pietrain kháng stress còn có tỷ lệ nạc cao từ 60 -62%, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới hiện nay.
Tỷ lệ nạc cao
Theo các nhà khoa học, trong chăn nuôi lợn thường hay gặp các ca bệnh stress do chuyển lợn vào chuồng lạ, độ ẩm chuồng tăng cao, nhiệt độ chuồng cao quá hoặc thấp quá, lợn sau tiêm vaccin hoặc do san ghép đàn lợn sau cai sữa, lợn nái chửa, dẫn đến nhiều bệnh tật cho lợn.
PGS-TS Bùi Hữu Đoàn - Giám đốc Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết, giống lợn Pietrain kháng stress hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm trên. Theo ông Đoàn, ban đầu đàn lợn hạt nhân Pietrain được trường nhập độc quyền từ Trường Đại học Liege (Vương quốc Bỉ) về từ tháng 10.2011 và được nuôi dưỡng chăm sóc tại trung tâm giống lợn chất lượng cao của trường. Ông Đoàn cho biết: "Trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước, cùng các giáo sư thuộc Trường Đại học Liege (Bỉ) đã nhân giống thành công đàn lợn hạt nhân Pietrain kháng stress tại Việt Nam.
Sẽ nhân rộng cả nước
Ông Đoàn cho hay, ngày 14.11.2011, Bộ NNPTNT đã có quyết định công nhận lợn đực giống Pietrain kháng stress nhân thuần tại Việt Nam là tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới, áp dụng trong toàn quốc. Ngày 14.3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT ký thông tư bổ sung giống lợn Pietrain kháng stress vào danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện tại, Trung tâm Giống lợn chất lượng cao đang có 3 sản phẩm là: Tinh lợn Pietrain kháng stress, tinh lợn đực PiDu; lợn đực giống Pietrain kháng stress; lợn đực giống lai PiDu. Tuy nhiên, do liều lượng tinh dòng lợn Pietrain kháng stress có hạn, nên chỉ đủ cung cấp cho các trang trại, hộ dân trong địa bàn thủ đô Hà Nội thông qua 2 kênh tiêu thụ là: Công ty TNHH MTV Gia súc Hà Nội và Công ty Giống vật nuôi Hà Nội. Ngoài ra, Trung tâm đã cung cấp hơn 200 đực giống thuần chủng Pietrain kháng stress cho các trung tâm giống, trạm truyền giống và cơ sở chăn nuôi của trên 10 tỉnh, thành trong cả nước và đang phát triển rất tốt.
Theo ông Bùi Đại Phong - Giám đốc Công ty TNHH MTV Gia súc Hà Nội, thời gian đầu khi đưa tinh về cho các trang trại, hộ gia đình ở trong địa bàn Hà Nội, bà con nhân dân có vẻ còn e ngại, nhưng khi đã tiếp nhận và áp dụng thấy con giống khỏe, lợn nái luôn cho tỷ lệ sinh sản cao hơn lợn thường, và cho năng suất cao lại tránh được các bệnh lây nhiễm thường gặp qua giao phối trực tiếp, nên đã có khá nhiều hộ nuôi giống lợn này.
Có thể bạn quan tâm

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.

Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".

Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.

Năm 2014, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 874 trang trại, gia trại (TT, GT) trong đó có 97 TT đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các TT, GT của huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại (86 TT, GT); 13 TT, GT nuôi gia cầm; 40 TT, GT nuôi trồng thủy sản; 4 TT, GT trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn lại là các TT, GT tổng hợp.