Nhân điều Việt Nam chiếm 50% giá trị xuất khẩu toàn cầu

Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - VITIC (Bộ Công Thương), giá điều xuất khẩu tháng 9/2015 tăng 11,14% so với tháng 9/2014.
Tính chung 9 tháng năm 2015, giá hạt điều xuất khẩu tăng 10,25% so với cùng kỳ năm 2014.
Nếu như các mặt hàng nông sản xuất khẩu như cao su, cà phê, gạo đang giảm về cả giá và lượng, thì hạt điều xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhờ giá xuất khẩu tăng và nhu cầu đang tốt.
Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu điều ước đạt 1,78 tỉ USD, tăng 20,62% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng với kim ngạch 304 triệu USD).
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc tiếp tục duy trì là 3 thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 36,29%, 12,56% và 12,32% tổng giá trị xuất khẩu.
Các thị trường có kim ngạch tăng mạnh là Đức với 79,7%, Thái Lan với 51,38%, Hoa Kỳ với 35,33%, Hà Lan với 33,67% và Các tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất với 22,01%.
VITIC dự báo, trong những tháng cuối năm 2015, thị trường điều thế giới sẽ có những chuyển biến tích cực như, thị trường nội địa Ấn Độ đang chuyển động chuẩn bị cho lễ hội ánh sáng “Diwali” kéo dài trong 5 ngày. Điều này dẫn đến nhu cầu mua hàng trong dịp lễ dự báo tăng cao ở khu vực phía Bắc và Tây Ấn Độ.
Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành cũng dự báo, thị trường điều thế giới sẽ có những chuyển biến tích cực trong nửa đầu quý IV/2015.
Nguyên nhân là do tất cả thị trường từ châu Mỹ đến châu Âu và châu Á sẽ phải tập trung cho đợt mua hàng quan trọng nhất trong năm, đó là Giáng sinh và Tết Dương lịch 2016.
Với những kết quả dự báo đạt được trong năm 2015 ngành điều Việt Nam sẽ đánh dấu mốc chiếm gần 50% tổng giá trị nhân điều xuất khẩu của toàn cầu.
Cụ thể, giá trị thương mại ngành điều thế giới ước khoảng 8 tỉ USD, bao gồm 5 tỉ USD thương mại nhân điều và 3 tỉ USD thương mại điều thô, như vậy, với dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm nay đạt 2,2 tỉ USD sẽ chiếm gần 50% giá trị thương mại nhân điều toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm

Anh là Nguyễn Đức Động, sinh 1977, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc, đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mở trang trại nuôi rắn hổ mang đen tại xã Phước Tiến (Bác Ái). Mô hình kinh tế nuôi rắn hổ mang đen lần đầu tiên xuất hiện tại tỉnh ta. Còn anh được người dân địa phương ví là “Vua rắn”.

Từ một người bê tha rượu chè, anh Lê Công Thế (thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã "lột xác" thành nông dân sản xuất giỏi nhờ con tôm sú.

Lái Thiêu, vùng đất màu mỡ bên dòng sông Sài Gòn nức tiếng gần xa với những mùa trái chín trĩu quả đã trở thành một định danh du lịch độc đáo của Bình Dương nói riêng và Đông Nam bộ nói chung. Vườn cây ăn trái Lái Thiêu vì thế trở thành một định danh quen thuộc trong tâm tưởng nhiều người.

Nghề nuôi ong lấy mật ở Bá Thước (Thanh Hóa) có từ lâu, nhưng người dân chỉ nuôi tự phát, nhỏ lẻ, sản phẩm mật ong chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Nhưng nay, nghề này đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của Dự án “Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng” do Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam tài trợ.

Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp trồng điều tỉnh Bình Phước, mấy ngày gần đây thời tiết diễn biến xấu đã khiến nhiều vườn điều đang thời kỳ trổ hoa kết trái bị rụng hoa nhiều, nguy cơ khó đậu trái, ảnh hưởng lớn đến năng suất.