Nhãn Chính Thức Được Cấp Mã Số Vào Mỹ

Cơ hội để trái cây VN đa dạng hóa thị trường tiêu thụ đã có, nhưng để tăng lợi nhuận thì cần phải có yếu tố hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước.
Vui mừng là tâm trạng của hầu hết nông dân trồng nhãn ở xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre những ngày qua. Vui là vì vụ nghịch năm nay bà con bán được giá cao, còn mừng là vì 34 ha nhãn ở đây đã được Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp mã số chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Lê Quốc Dũng, Người dân xã Tam Hiệp, Bình Đại, Bến Tre cho biết: “Lâu nay mình trồng nhãn chỉ tiêu thụ nội địa và xuất Trung Quốc, vì vậy giá cả bấp bênh, nay xuất được sang Mỹ sẽ đa dạng được thị trường, giá cao hơn, nông dân có lãi nhiều hơn”.
Hiện đã có 3 vùng trồng nhãn ở ĐBSCL được cấp mã vùng. Chỉ cần thống nhất mẫu bao bì đóng gói để chiếu xạ, những lô nhãn đầu tiên có xuất xứ từ Việt Nam sẽ có mặt ở thị trường Mỹ. Điều kiện khá thuận lợi nhưng lợi nhuận lại không được một số doanh nghiệp xuất khẩu nhãn ở Bến Tre kỳ vọng. Chưa tính chi phí nhân công thu hái, đóng gói, chiếu xạ, tiền vận chuyển một container nhãn sang Mỹ đã lên đến 170 triệu đồng.
Ông Phùng Văn Hiền, Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu trái cây Nhiệt Đới, Bến Tre cho biết: “Chi phí vận chuyển quá cao, nếu Nhà nước hỗ trợ, sẽ giúp trái cây Việt Nam có thể vươn xa ra thị trường thế giới. Theo tôi biết, hiện Thái Lan đã hỗ trợ doanh nghiệp 30% cước vận chuyển”.
Đây cũng là lý do mà số lượng thanh long và chôm chôm nước ta xuất khẩu sang Mỹ khá thấp dù đã được cấp phép từ nhiều năm qua. Thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, 6 tháng năm 2014, xuất khẩu thanh long vào thị trường Mỹ chỉ khoảng 1.000 tấn, còn chôm chôm chỉ khoảng 180 tấn. Con số khá khiêm tốn so với sản lượng trong nước. Tình trạng tương tự hoàn toàn có thể xảy ra đối với mặt hàng nhãn xuất khẩu sang Mỹ.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Nhan-chinh-thuc-duoc-cap-ma-so-vao-My-108-47868.html
Có thể bạn quan tâm

Iceland không phải thành viên của EU nên được XK vào Nga. Phía Iceland có các nhà cung cấp trong khi nhu cầu mua mới xuất hiện ở Nga. Các mặt hàng XK chính của Iceland sang Nga là thủy sản và sản phẩm từ cá, và Iceland hy vọng việc cung cấp sản phẩm này phát triển.

Theo đại diện Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiếu đầu tư tài chính vẫn còn là thách thức lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Năm ngoái, iPrisco, một trong những nhà sản xuất điệp lớn nhất của Peru, đã XK 2.500 tấn điệp đông lạnh. Công ty này có 60% lượng hàng XK sang châu Âu và 40% XK sang Mỹ. Doanh số bán hàng của công ty phản ánh xu hướng chung của XK điệp Peru. Hai thị trường chính là Pháp – với điệp trứng và Mỹ- với loại không trứng.

Ngành tôm Thái Lan dự kiến sẽ đạt sản lượng “lạc quan” 200.000 tấn năm 2014 do người nuôi chủ yếu sản xuất tôm cỡ nhỏ và tổng sản lượng nửa đầu năm này giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 82.050 tấn.

Hội nghị Nuôi trồng thủy sản (SIMCAA) diễn ra ở Tegucigalpa, Honduras, từ 27 – 29/8/2014. Undercurrentnews đã ghi lại một số nét chính tại Hội nghị này. Chủ đề trong ngày đầu tiên bao gồm nhu cầu gia tăng về nuôi trồng thủy sản do dân số toàn cầu tăng trưởng, quản lý rủi ro và bảo hiểm trong nuôi tôm và chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC).