Nhãn Chính Thức Được Cấp Mã Số Vào Mỹ

Cơ hội để trái cây VN đa dạng hóa thị trường tiêu thụ đã có, nhưng để tăng lợi nhuận thì cần phải có yếu tố hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước.
Vui mừng là tâm trạng của hầu hết nông dân trồng nhãn ở xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre những ngày qua. Vui là vì vụ nghịch năm nay bà con bán được giá cao, còn mừng là vì 34 ha nhãn ở đây đã được Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp mã số chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Lê Quốc Dũng, Người dân xã Tam Hiệp, Bình Đại, Bến Tre cho biết: “Lâu nay mình trồng nhãn chỉ tiêu thụ nội địa và xuất Trung Quốc, vì vậy giá cả bấp bênh, nay xuất được sang Mỹ sẽ đa dạng được thị trường, giá cao hơn, nông dân có lãi nhiều hơn”.
Hiện đã có 3 vùng trồng nhãn ở ĐBSCL được cấp mã vùng. Chỉ cần thống nhất mẫu bao bì đóng gói để chiếu xạ, những lô nhãn đầu tiên có xuất xứ từ Việt Nam sẽ có mặt ở thị trường Mỹ. Điều kiện khá thuận lợi nhưng lợi nhuận lại không được một số doanh nghiệp xuất khẩu nhãn ở Bến Tre kỳ vọng. Chưa tính chi phí nhân công thu hái, đóng gói, chiếu xạ, tiền vận chuyển một container nhãn sang Mỹ đã lên đến 170 triệu đồng.
Ông Phùng Văn Hiền, Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu trái cây Nhiệt Đới, Bến Tre cho biết: “Chi phí vận chuyển quá cao, nếu Nhà nước hỗ trợ, sẽ giúp trái cây Việt Nam có thể vươn xa ra thị trường thế giới. Theo tôi biết, hiện Thái Lan đã hỗ trợ doanh nghiệp 30% cước vận chuyển”.
Đây cũng là lý do mà số lượng thanh long và chôm chôm nước ta xuất khẩu sang Mỹ khá thấp dù đã được cấp phép từ nhiều năm qua. Thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, 6 tháng năm 2014, xuất khẩu thanh long vào thị trường Mỹ chỉ khoảng 1.000 tấn, còn chôm chôm chỉ khoảng 180 tấn. Con số khá khiêm tốn so với sản lượng trong nước. Tình trạng tương tự hoàn toàn có thể xảy ra đối với mặt hàng nhãn xuất khẩu sang Mỹ.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Nhan-chinh-thuc-duoc-cap-ma-so-vao-My-108-47868.html
Có thể bạn quan tâm

Triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Đắk Song đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho các loại cây trồng.

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh mới gieo trồng được 10.419 ha/31.594 ha các loại cây trồng vụ thu đông, đạt 33% so với kế hoạch đề ra.

Theo ông Trung, để giúp nông dân canh tác đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhất là thị trường khó tính như Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật tập trung hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương, nông dân ở các vùng chuyên canh trồng vải và nhãn về chăm sóc và kỹ thuật.

Trạm Thú y thành phố còn cấp phát thuốc Benkocid cho lực lượng thú y cơ sở tiến hành phun thuốc tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại, khu vực giết mổ... Từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố không có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra.

Những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, trong đó có hỗ trợ về nhu cầu máy nông nghiệp. Tuy nhiên, tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, sản phẩm trên thị trường máy nông nghiệp vẫn chủ yếu là hàng Trung Quốc, một phần máy của Nhật Bản, Hàn Quốc, sản phẩm “made in Vietnam” chỉ chiếm 15-20% thị phần.