Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn Châu Thành Trên Đà Khôi Phục

Nhãn Châu Thành Trên Đà Khôi Phục
Ngày đăng: 03/08/2013

Sau hơn 3 năm xử lý dịch bệnh chổi rồng, gần 100 gốc nhãn tiêu da bò của ông Nguyễn Văn Tám ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) tưởng chừng như phải đốn bỏ thì nay đã ra hoa và cho trái. Theo ông Tám, khi thấy cây ra cơi đọt mà không bị chổi rồng, nên ông đã bón phân và xử thuốc, không ngờ các cơi đọt đều ra hoa và đậu trái hơn 60%.

Đáng chú ý, các cơi đọt ra hoa từ những cành đã từng bị chổi rồng ở các vụ trước. Theo ông Tám thì nguyên nhân khiến cây ra đọt và đậu trái là do khi cây bị chổi rồng, không thể cho trái nhưng nhà vườn vẫn bón phân, tưới thuốc nên cây đã dần dần phục hồi khả năng sinh trưởng và chống chọi với dịch bệnh. Ngoài ra, với việc hỗ trợ chi phí dập dịch từ phía ngành chức năng trên diện rộng đã giúp cho dịch bệnh được kiềm chế.

Không riêng vườn nhà ông Tám, mà hầu hết các vườn nhãn tại Châu Thành đều ra hoa và mang trái trong vụ này. Tỉ lệ trái dao động từ 60 - 80% tùy vào điều kiện chăm sóc của nhà vườn. Với chi phí xử lí ra hoa, nhà vườn chỉ mất từ 500 - 700 ngàn đồng/công, ít hơn từ 300 - 500 ngàn đồng so với chi phí xử lý chổi rồng, nhưng nhà vườn tỏ ra rất phấn khởi vì nhãn đã cho trái trở lại.

Ông Phan Anh Thể - nhà vườn ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành cho biết, năm 2013 ông tập trung xử lý, tưới thuốc nhưng vẫn ra bông chổi rồng. Còn trong vụ này, ông dự định không xử lý bông trái mà sẽ đốn bỏ chuyển sang trồng loại cây ăn trái khác, nhưng sau những đợt mưa vừa qua ông thấy vườn nhãn ra đọt non nên bón phân, tưới thuốc đến nay vườn nhãn đã ra trái đạt 70% so với trước khi có bệnh chổi rồng”.

Theo đánh giá của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm mạnh có thể là do các biện pháp quản lý dịch bệnh chổi rồng trong thời gian qua phát huy tác dụng. Hiện diện tích bị chổi rồng nặng trên địa bàn huyện đã giảm rõ rệt và chỉ còn khoảng 800ha so với hơn 3.000ha diện tích nhãn toàn huyện. Trong đó có trên 1.000ha nhãn đang ra hoa đậu trái với tỉ lệ từ 50 - 70%. Tập trung nhiều nhất tại các xã An Khánh, Phú Hựu, Hòa Tân... Những tín hiệu tích cực này cho thấy vườn nhãn Châu Thành đang trên đà khôi phục.


Có thể bạn quan tâm

Phá Sản Vì Nuôi Con Đặc Sản Tự Phát Phá Sản Vì Nuôi Con Đặc Sản Tự Phát

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.

08/07/2013
Bổ Sung Đối Tượng Được Miễn, Giảm Tiền Sử Dụng Đất Bổ Sung Đối Tượng Được Miễn, Giảm Tiền Sử Dụng Đất

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.

14/06/2013
Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

14/06/2013
Nhộn Nhịp Mùa Xuống Giống Hồ Tiêu Nhộn Nhịp Mùa Xuống Giống Hồ Tiêu

Có tiếng là nơi cây tiêu sống bền nhờ ít bệnh vì đất đai, nguồn nước phù hợp nên từ khi giá tiêu tăng cao thì xã Lộc An (Lộc Ninh - Bình Phước) đã trở thành địa chỉ đỏ để nông dân tìm về mua giống. Đó cũng là nguyên nhân diện tích hồ tiêu ở Lộc An tăng vọt. 1 tỷ đồng/ha đất đỏ trồng tiêu là cơn sốt tăng giá đất hay chỉ là giá ảo thời hoàng kim của hồ tiêu ở Lộc An!?

09/07/2013
Phát Triển Ngành Thủy Sản Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường Phát Triển Ngành Thủy Sản Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường

Tỉnh Phú Yên đang triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển, trong đó chú trọng phát triển bền vững ngành thủy sản gắn với bảo vệ môi trường nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

15/06/2013