Nhãn Châu Thành Trên Đà Khôi Phục

Sau hơn 3 năm xử lý dịch bệnh chổi rồng, gần 100 gốc nhãn tiêu da bò của ông Nguyễn Văn Tám ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) tưởng chừng như phải đốn bỏ thì nay đã ra hoa và cho trái. Theo ông Tám, khi thấy cây ra cơi đọt mà không bị chổi rồng, nên ông đã bón phân và xử thuốc, không ngờ các cơi đọt đều ra hoa và đậu trái hơn 60%.
Đáng chú ý, các cơi đọt ra hoa từ những cành đã từng bị chổi rồng ở các vụ trước. Theo ông Tám thì nguyên nhân khiến cây ra đọt và đậu trái là do khi cây bị chổi rồng, không thể cho trái nhưng nhà vườn vẫn bón phân, tưới thuốc nên cây đã dần dần phục hồi khả năng sinh trưởng và chống chọi với dịch bệnh. Ngoài ra, với việc hỗ trợ chi phí dập dịch từ phía ngành chức năng trên diện rộng đã giúp cho dịch bệnh được kiềm chế.
Không riêng vườn nhà ông Tám, mà hầu hết các vườn nhãn tại Châu Thành đều ra hoa và mang trái trong vụ này. Tỉ lệ trái dao động từ 60 - 80% tùy vào điều kiện chăm sóc của nhà vườn. Với chi phí xử lí ra hoa, nhà vườn chỉ mất từ 500 - 700 ngàn đồng/công, ít hơn từ 300 - 500 ngàn đồng so với chi phí xử lý chổi rồng, nhưng nhà vườn tỏ ra rất phấn khởi vì nhãn đã cho trái trở lại.
Ông Phan Anh Thể - nhà vườn ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành cho biết, năm 2013 ông tập trung xử lý, tưới thuốc nhưng vẫn ra bông chổi rồng. Còn trong vụ này, ông dự định không xử lý bông trái mà sẽ đốn bỏ chuyển sang trồng loại cây ăn trái khác, nhưng sau những đợt mưa vừa qua ông thấy vườn nhãn ra đọt non nên bón phân, tưới thuốc đến nay vườn nhãn đã ra trái đạt 70% so với trước khi có bệnh chổi rồng”.
Theo đánh giá của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm mạnh có thể là do các biện pháp quản lý dịch bệnh chổi rồng trong thời gian qua phát huy tác dụng. Hiện diện tích bị chổi rồng nặng trên địa bàn huyện đã giảm rõ rệt và chỉ còn khoảng 800ha so với hơn 3.000ha diện tích nhãn toàn huyện. Trong đó có trên 1.000ha nhãn đang ra hoa đậu trái với tỉ lệ từ 50 - 70%. Tập trung nhiều nhất tại các xã An Khánh, Phú Hựu, Hòa Tân... Những tín hiệu tích cực này cho thấy vườn nhãn Châu Thành đang trên đà khôi phục.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng rớt giá của càphê robusta (càphê vối) đã khiến nông dân Việt Nam giảm mạnh lượng càphê bán ra thị trường trong niên vụ 2014-2015.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11 của cả nước ước đạt 2,57 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu toàn ngành trong 11 tháng đạt 27,41 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Việc Việt Nam áp dụng ngay hình thức bảo hiểm tổng hợp mọi loại rủi ro (MPCI) cho một loạt hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản trên nhiều địa bàn khác nhau là một bước khởi đầu quá tham vọng so với năng lực và kinh nghiệm của toàn bộ hệ thống.

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN ngày 22/11 đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN (AEC) từ ngày 31/12/2015.

Để thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2015 theo Nghị quyết của Hội đồng Thành viên, đồng thời thực hiện tốt chính sách khách hàng, mở rộng thị phần, thu hút khách hàng doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.