Nhãn ASC Cho Thủy Sản Đang Tăng Trưởng

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.
Kể từ khi những hoạt động nuôi trồng thủy sản đầu tiên được chứng nhận vào năm 2012, tới nay đã có 1.053 sản phẩm đạt chứng nhận ASC được sản xuất tại 37 quốc gia với tổng cộng 336 công ty đạt chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.
Trong số các sản phẩm đạt chứng nhận, cá tra Việt Nam chiếm 62%, cá hồi chiếm 24% và cá rô phi chiếm 14%.
“Chắc chắn rằng tiêu chuẩn ASC cho cá tra đã được ngành cá tra tại Việt Nam công nhận là mục tiêu phấn đấu. Sự hợp tác giữa các đối tác của ASC như WWF, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững Quốc tế Hà Lan, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và các tổ chức phi chính phủ khác đã là động lực cho sự phát triển của tiêu chuẩn ASC trên thị trường.”
Hiện nay Việt Nam có 43 trại nuôi cá tra đạt chứng nhận ASC và có 6 trại nuôi khác đang trong quá trình chứng nhận, cung cấp khoảng 191.242 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, trên thế giới còn có 24 trại nuôi cá rô phi đạt ASC và 2 trại đang trong quá trình chứng nhận, cung cấp 101.738 tấn/năm; 6 trại cá hồi đạt ASC và 13 trại khác trong quá trình chứng nhận cung cấp 18.600 tấn/năm.
Các tiêu chuẩn cho tôm và bào ngư được hoàn thiện trong 3/2014, còn các tiêu chuẩn cho thủy sản hai mảnh vỏ, cá hồi và cá giò cũng đang trong quá trình xây dựng.
Theo ông Ninnes, một nhóm chứng nhận mới sẽ sớm có mặt trên thị trường để tăng cường hiệu quả chi phí và tuân thủ các tiêu chuẩn ASC. Tổ chức này hi vọng chương trình chứng nhận ASC sẽ sớm trở thành một chuẩn mực.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của các tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi 4.314ha cá tra, diện tích thu hoạch 2.116ha, sản lượng đạt 545.718 tấn, năng suất trung bình đạt 260 tấn/ha. Nếu so với năm 2012, sản lượng cá giống tăng 13,3%; diện tích nuôi giảm 4,1%; sản lượng cá thu hoạch tăng 2,3%.

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.

Bến Tre là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, hàng ngàn hộ dân nông thôn trong tỉnh chọn nuôi gia súc là kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng chất thải trong chăn nuôi hầu như không được xử lý ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ làm ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Gần đây phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường được một số hộ dân trong tỉnh áp dụng thành công, mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.