Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn ASC Cho Thủy Sản Đang Tăng Trưởng

Nhãn ASC Cho Thủy Sản Đang Tăng Trưởng
Ngày đăng: 27/09/2014

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.

Kể từ khi những hoạt động nuôi trồng thủy sản đầu tiên được chứng nhận vào năm 2012, tới nay đã có 1.053 sản phẩm đạt chứng nhận ASC được sản xuất tại 37 quốc gia với tổng cộng 336 công ty đạt chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.

Trong số các sản phẩm đạt chứng nhận, cá tra Việt Nam chiếm 62%, cá hồi chiếm 24% và cá rô phi chiếm 14%.

“Chắc chắn rằng tiêu chuẩn ASC cho cá tra đã được ngành cá tra tại Việt Nam công nhận là mục tiêu phấn đấu. Sự hợp tác giữa các đối tác của ASC như WWF, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững Quốc tế Hà Lan, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và các tổ chức phi chính phủ khác đã là động lực cho sự phát triển của tiêu chuẩn ASC trên thị trường.”

Hiện nay Việt Nam có 43 trại nuôi cá tra đạt chứng nhận ASC và có 6 trại nuôi khác đang trong quá trình chứng nhận, cung cấp khoảng 191.242 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, trên thế giới còn có 24 trại nuôi cá rô phi đạt ASC và 2 trại đang trong quá trình chứng nhận, cung cấp 101.738 tấn/năm; 6 trại cá hồi đạt ASC và 13 trại khác trong quá trình chứng nhận cung cấp 18.600 tấn/năm.

Các tiêu chuẩn cho tôm và bào ngư được hoàn thiện trong 3/2014, còn các tiêu chuẩn cho thủy sản hai mảnh vỏ, cá hồi và cá giò cũng đang trong quá trình xây dựng.

Theo ông Ninnes, một nhóm chứng nhận mới sẽ sớm có mặt trên thị trường để tăng cường hiệu quả chi phí và tuân thủ các tiêu chuẩn ASC. Tổ chức này hi vọng chương trình chứng nhận ASC sẽ sớm trở thành một chuẩn mực.


Có thể bạn quan tâm

Đặc sản Việt đại hạ giá vẫn lép vế trước trái cây ngoại Đặc sản Việt đại hạ giá vẫn lép vế trước trái cây ngoại

Từ bòn bon, măng cụt, bơ đến cả mãng cầu (na) trong nước đều đang lép vế hoàn toàn so với các loại trái cây nhập khẩu cùng loại.

25/07/2015
Bệnh trắng lá mía hoành hành Bệnh trắng lá mía hoành hành

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào Phytoplasma gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm trên cây mía và chưa có thuốc BVTV đặc trị.

25/07/2015
Thoát nghèo, thành triệu phú nhờ... gấc Thoát nghèo, thành triệu phú nhờ... gấc

Từ vùng đất cằn cỗi, trồng nhiều loại cây nhưng không thu lại lợi ích kinh tế cao, nhiều nông dân tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gấc, bước đầu đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình.

25/07/2015
Chè, cà phê, trái cây khó cạnh tranh thị trường quốc tế Chè, cà phê, trái cây khó cạnh tranh thị trường quốc tế

Hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cà phê, trái cây đã có bước tiến khi dần chuyển dịch sang sản xuất chất lượng cao. Tuy nhiên, chất lượng vẫn ở mức thấp và khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

25/07/2015
Chuẩn bị chè giống thay thế chè bị chết do hạn Chuẩn bị chè giống thay thế chè bị chết do hạn

Đợt nắng gắt tháng 6 vừa qua đã làm cho hơn 300 ha chè của huyện Anh Sơn, Nghệ An bị xóa sổ. Nông dân nơi đây đang tích cực ươm chè giống để "lấp đầy" diện tích chè bị thiệt hại.

25/07/2015