Nhà Vườn Trúng Mùa Vú Sữa Lò Rèn Đặc Sản

Theo ông Phan Duy Túc, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Châu Thành (Tiền Giang), hiện nay, nhà vườn vùng trồng chuyên canh vú sữa Lò Rèn đặc sản tại địa phương đang rộn rịp vào vụ thu hoạch rộ với niềm vui được mùa, được giá. Giá vú sữa Lò Rèn thương lái thu mua tại vườn dao động từ 40.000 - 45.000 đồng/kg loại tốt nhất, còn loại thường (loại 2, loại 3) đạt 20.000 - 30.000 đồng/kg. Với giá trên, mỗi ha vú sữa Lò Rèn trồng chuyên canh cho nhà vườn nguồn lợi nhuận trên 200 triệu đồng nên bà con rất phấn khởi.
Chị Nguyễn Thị Gấm, thương lái thu mua vú sữa Lò Rèn cư ngụ tại xã Bình Trưng, huyện Châu Thành cho biết, giá vú sữa năm nay tăng hơn cùng kỳ năm trước khoảng 20% nhờ trái chất lượng ngon và thị trường ưa chuộng, tiêu thụ mạnh. Còn ông Võ Văn Nam, nhà vườn canh tác 8,5 công đất (8.500 m2) chuyên canh vú sữa Lò Rèn tại xã Vĩnh Kim cho biết, trong vụ vú sữa năm nay ông thu hoạch được khoảng 2 tấn trái, sau khi bán trừ chi phí còn lãi trên 200 triệu đồng.
Vụ vú sữa năm nay hầu hết nhà vườn đều trúng mùa, trúng giá nhờ thời tiết thuận lợi, trình độ thâm canh của bà con nâng lên và vú sữa Lò Rèn đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

“Hơn chục năm trước, có nằm mơ tôi cũng không tưởng tượng mình có thể tạo lập được cơ ngơi như ngày hôm nay. Nhiều người nói việc làm kinh tế của gia đình tôi giống như truyện cổ tích cũng không ngoa”.

Những năm gần đây, nông dân huyện Châu Thành (Long An), chú trọng chuyển đổi từ cây lúa sang trồng thanh long với lợi nhuận cao hơn trồng lúa gấp 2-3 lần.

Ông Huỳnh Quang Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – cho biết hiện nay nguồn cá cơm nguyên liệu trên địa bàn huyện đang rất khan hiếm do thương lái từ nhiều nơi tăng cường thu gom. Giá cá cơm nguyên liệu đã đội lên gấp đôi, hiện dao động trong khoảng từ 13 – 18.000đ/kg.

Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), một tiêu chuẩn của Quỹ quốc tế bão vệ thiên nhiên, là điều tương đối dễ dàng, tuy nhiên, với những hộ nuôi nhỏ lẻ thì con đường đi đến tiêu chuẩn này còn khá xa.

Những ngày này, đến các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công hỏi thăm 10 người NTNL thì có tới 9 người nuôi TTCT. Đó là do con TTCT đã thực sự là “cứu cánh” của nhiều người NTNL với lợi thế quan trọng nhất là thời gian nuôi ngắn hơn, sản lượng cao hơn, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích lớn hơn so với TS.