Nhà vườn Trà Vinh phấn khởi vì giá dừa khô bất ngờ tăng mạnh

Dừa khô bán xô tại vườn do thương lái tự hái hiện có giá từ 55.000 - 60.000 đồng/chục (12 quả), tăng khoảng 20.000 đồng/chục so cùng thời điểm tháng 8/2015.
Theo các thương lái chuyên kinh doanh dừa, nguyên nhân giá dừa tăng là do nhu cầu nhập quả dừa từ Việt Nam ở các nước Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia hiện khá lớn. Hơn nữa, do giá dừa có lúc xuống quá thấp lại kéo dài, nhiều nhà vườn hạn chế đầu tư thâm canh cây dừa nên năng suất đạt thấp.
Ngoài ra, còn có một số nhà vườn “nóng vội” phá bỏ diện tích dừa để trồng cây khác, dẫn đến diện tích dừa bị thu hẹp, sản lượng giảm… Trong khi đó, dừa là loại cây trồng lâu năm, kể từ trồng đến cho quả đợt đầu cần khoảng 4-5 năm.
Ông Lê Văn Tám, ngụ tại xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh), cho biết gia đình ông trồng chuyên canh hơn 1ha dừa; trước đây (khoảng năm 2009) giá dừa đứng ở mức cao, có lúc lên đến 120.000 đồng/chục. Tuy nhiên, khoảng cuối năm 2011-2012, giá dừa xuống thấp, có lúc chỉ còn 10.000 đồng/chục. Đến kỳ thu hoạch, bán không ai mua nên dừa rơi rụng đầy vườn, khiến ông bỏ mặc vườn dừa và có ý định phá bỏ một phần để trồng cây khác.
Nay giá dừa tăng, tuy vẫn còn đứng ở mức thấp nhưng gia đình ông vẫn có thu nhập từ vườn dừa khoảng 3 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, trồng dừa mất ít công chăm sóc, mức đầu tư thấp, hàng tháng theo định kỳ thương lái đến vườn tự hái gom, nhà vườn chỉ có “nhiệm vụ” đếm và tính tiền.
Theo dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán năm 2016, giá dừa khô sẽ còn tiếp tục tăng. Bởi lẽ vào thời điểm này, các cơ sở sản xuất kinh doanh dừa trong và ngoài tỉnh sẽ tích cực thu mua dừa phục vụ nhu cầu nguyên liệu sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm xuất khẩu cho thị trường trong những tháng cuối năm.
Trà Vinh hiện có gần 14.000 ha dừa trồng chuyên canh và hơn 2.000ha trồng xen canh; tập trung chủ yếu ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và Châu Thành.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.

Về thị trấn Thuận An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) không ai không biết đến anh nông dân Võ Quý ở thôn Tân An. Không chỉ là Chi hội trưởng Hội Nông dân năng nổ, anh còn là một trong những tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên làm giàu của huyện Phú Vang.