Nhà vườn Trà Vinh phấn khởi vì giá dừa khô bất ngờ tăng mạnh

Dừa khô bán xô tại vườn do thương lái tự hái hiện có giá từ 55.000 - 60.000 đồng/chục (12 quả), tăng khoảng 20.000 đồng/chục so cùng thời điểm tháng 8/2015.
Theo các thương lái chuyên kinh doanh dừa, nguyên nhân giá dừa tăng là do nhu cầu nhập quả dừa từ Việt Nam ở các nước Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia hiện khá lớn. Hơn nữa, do giá dừa có lúc xuống quá thấp lại kéo dài, nhiều nhà vườn hạn chế đầu tư thâm canh cây dừa nên năng suất đạt thấp.
Ngoài ra, còn có một số nhà vườn “nóng vội” phá bỏ diện tích dừa để trồng cây khác, dẫn đến diện tích dừa bị thu hẹp, sản lượng giảm… Trong khi đó, dừa là loại cây trồng lâu năm, kể từ trồng đến cho quả đợt đầu cần khoảng 4-5 năm.
Ông Lê Văn Tám, ngụ tại xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh), cho biết gia đình ông trồng chuyên canh hơn 1ha dừa; trước đây (khoảng năm 2009) giá dừa đứng ở mức cao, có lúc lên đến 120.000 đồng/chục. Tuy nhiên, khoảng cuối năm 2011-2012, giá dừa xuống thấp, có lúc chỉ còn 10.000 đồng/chục. Đến kỳ thu hoạch, bán không ai mua nên dừa rơi rụng đầy vườn, khiến ông bỏ mặc vườn dừa và có ý định phá bỏ một phần để trồng cây khác.
Nay giá dừa tăng, tuy vẫn còn đứng ở mức thấp nhưng gia đình ông vẫn có thu nhập từ vườn dừa khoảng 3 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, trồng dừa mất ít công chăm sóc, mức đầu tư thấp, hàng tháng theo định kỳ thương lái đến vườn tự hái gom, nhà vườn chỉ có “nhiệm vụ” đếm và tính tiền.
Theo dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán năm 2016, giá dừa khô sẽ còn tiếp tục tăng. Bởi lẽ vào thời điểm này, các cơ sở sản xuất kinh doanh dừa trong và ngoài tỉnh sẽ tích cực thu mua dừa phục vụ nhu cầu nguyên liệu sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm xuất khẩu cho thị trường trong những tháng cuối năm.
Trà Vinh hiện có gần 14.000 ha dừa trồng chuyên canh và hơn 2.000ha trồng xen canh; tập trung chủ yếu ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và Châu Thành.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2013, khi anh Lê Văn Tân mới đến lập trang trại tổng hợp ở thôn Đông Hà, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), có nhiều người ái ngại cho anh bởi đây là vùng đất “trồng lúa, lúa chết, trồng khoai, khoai ủng”, ai lại dại mang hàng trăm triệu đồng mà đổ vào đây đầu tư bao giờ, rồi cũng đến ngày bỏ đất mà đi thôi…

Những ngày này, trên khắp các cánh đồng, bà con nông dân trong tỉnh Ninh Bình đang khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân, chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Dưới cái nắng tháng 5 như đổ lửa, họ như quên đi nỗi vất vả, mệt nhọc bởi niềm vui được mùa.

Đến thời điểm này toàn tỉnh Cà Mau đã xuống giống dứt điểm trà lúa hè thu với hơn 36.600 ha. Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường của thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Cùng với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác đã và đang khiến lúa bị ảnh hưởng khá nặng.

Tại huyện Châu Thành, Long An, nơi có hơn 1.000 ha thanh long, người trồng đang kêu trời vì thương lái không đến thu mua. Theo nhiều chủ vườn, các thương lái chỉ chịu mua với giá 9.000 đồng/kg với thanh long ruột đỏ loại 1, tức bằng một phần ba thời điểm cách đây 1 đến 2 tháng.

Nhằm thực hiện tốt quy trình sản xuất giống cây ăn quả hồng không hạt, kiểm soát được chất lượng nguồn giống, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã thực hiện hoạt động xây dựng và kiểm soát chất lượng giống cây ăn quả hồng không hạt.