Nhà vườn Mỹ Tú phấn khởi vì cam nghịch mùa bán được giá cao

Ông Trần Hoàng Liêm ở ấp Phương An 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có gần 1 ha trồng 650 gốc cam xoàn hơn 3 năm tuổi. Khi được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, từ tháng 11/2014, ông đã chủ động xử lý cam cho trái nghịch vụ vì bán được giá cao hơn nhiều so với cam mùa thuận;
Theo Ông Liêm bí quyết của cách làm này là phải nắm vững kỹ thuật trong xử lý cho cây ra hoa và đậu trái, trong đó nước và phân là 2 yếu tố quyết định; Hiện mỗi cây cam xoàn của ông Liêm cho khoảng 20 - 25 kg trái, bán được trên 42.000 đ/kg, cao hơn 20.000 đ/kg so với mùa thuận, sau khi trừ chi phí ông còn lời trên 600 triệu đồng/ ha. Ông Hoàng Liêm chia sẻ: “Làm mùa nghịch chi phí đầu tư cao, công chăm sóc nhiều hơn, năng suất không cao như mùa thuận nhưng bán có giá, tính ra lời hơn trồng cam mùa thuận nhiều.”
Huyện Mỹ Tú có trên 1.300 ha trồng cây có múi, tập trung ở các xã Mỹ Hương, Long Hưng nhiều nhất là Hưng Phú với trên 620 ha. Cam chính vụ ở Mỹ Tú thường thu hoạch rộ vào tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, nhưng hiện nay trên 70% diện tích nhà vườn đã xử lý cam ra trái nghịch vụ vào khoảng tháng 4 tháng 5 âm lịch; Một trong những nguyên nhân khiến giá cam tăng cao là do thời tiết nắng nóng, nhu cầu nước cam tươi giải khát ở thị trường rất cao và đang là mùa nghịch nên sản lượng không nhiều.
Riêng ở huyện Mỹ Tú, bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt lây nhiễm trên 145 ha ở xã Hưng Phú và Long Hưng nên năng suất giảm đáng kể. Do khan hiếm về nguồn cung nên thương lái từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang chủ động tìm đến tận vườn để mua.
Tuy nhiên để cam cho trái nghịch mùa đạt năng suất và hiệu quả cao, nhà vườn phải biết bón phân, tưới nước sao cho hợp lý. Ông Nguyễn Văn Đầy- trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú lưu ý: “Đối với cam cho trái nghịch vụ bà con không nên lạm dụng hóa chất làm ảnh hưởng đến cây, làm cho cây kiệt quệ sau khi cây cho trái sẽ không phục hồi được, bà con chỉ nên siết nước và sử dụng 1 số loại phân nhiều kali, nhiều lân để kích thích cây ra hoa chứ không nên sử dụng hóa chất.”
Nhà vườn Mỹ Tú phấn khởi vì các loại trái cây có múi vào mùa nghịch giá tăng cao, cho thu nhập cao hơn 4 - 5 lần so với trồng lúa, vì thế diện tích cây có múi ở Mỹ Tú đang phát triển mạnh ; Tuy nhiên bà con cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và các khuyến cáo của ngành chuyên môn về việc xử lý ra hoa để vườn cây phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200-400kg/ha tùy độ phèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống) làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.

Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.

Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..