Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá

Tại các các tỉnh có diện tích cao su lớn như: Bình Phước, Tây Ninh, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu… đã có hàng ngàn hecta (ha) cao su bị chặt bỏ do giá mủ giảm mạnh. Riêng Gia Lai đã có hơn 2.000ha cao su bị chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác, ở Tây Ninh gần 1.800 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu hơn 1.000 ha.
Tại Bình Thuận, cao su cũng được xác định là cây chủ lực của tỉnh, nhưng trước tình trạng rớt giá của mủ cao su, người nông dân cũng không còn mặn mà với việc chăm sóc. Ông Lê Văn Châu, ngụ xã Đức Phú, huyện Tánh Linh (Bình Thuận) có hơn 1,5 ha cao su, nhưng việc chăm sóc vườn cao su lại khoán trắng cho… trời.
Ông Châu cho biết, 2 năm trước, trong thời gian lấy mủ mỗi tháng ông đầu tư phân bón cho vườn cao su hết khoảng 4 triệu đồng, nhưng từ tháng 6/2014 đến nay gần 800 cây cao su của ông vẫn chưa được bón đợt phân nào. Ông cho rằng, với giá cao su vừa qua mà thuê nhân công cạo mủ thì gần như không có lời, nếu bón phân nữa thì cầm chắc lỗ.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đến nay diện tích cây cao su cả nước khoảng 955.700 ha. Cao su rớt giá (giá mủ loại 1 xuống dưới 29.000đ/kg) đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân vốn gắn bó với loại cây từng được mệnh danh là “vàng trắng”.
Trước thực trạng này, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc, hỗ trợ tìm đầu ra ổn định cho cây cao su, đồng thời có biện pháp hỗ trợ, giãn nợ, khoanh nợ hoặc cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để họ có điều kiện đầu tư và giữ lại vườn cao su./.
Có thể bạn quan tâm

Bất cập lớn nhất của nghề nuôi tôm nước lợ tại Quảng Nam là tác động xấu đến môi trường, tuy nhiên rất khó để giải quyết vấn đề này.

Hồi giữa tháng 5 dương lịch, vợ chồng anh Tám Quế Phú ở huyện Quế Sơn đồng loạt gieo sạ 4 sào lúa bằng loại giống dài ngày Nhị ưu 838. Giai đoạn đầu thấy cây mạ lên xanh mướt, họ khấp khởi mừng. Thế nhưng 10 ngày trở lại đây ốc bươu vàng xuất hiện mỗi lúc một nhiều khiến anh phập phồng lo vụ mùa thất bát.

Những tháng đầu năm nay, người chăn nuôi một lần nữa lại lao đao vì giá thịt lợn, thịt gia cầm giảm mạnh, sản phẩm bán ra không đủ bù chi. Trên cả nước, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi vẫn tiếp tục "treo" chuồng hoặc giảm đàn. Nguy cơ thiếu thực phẩm vào dịp cuối năm 2013 và đầu năm 2014 hiện hữu rõ nếu không kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp tích cực nhằm vực dậy ngành chăn nuôi.

Trong hai tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục giảm mạnh làm cho người chăn nuôi bị thua lỗ nặng; nhiều trang trại, gia trại phải bỏ trống chuồng nuôi vì không còn vốn để tái đàn.

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.