Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá

Tại các các tỉnh có diện tích cao su lớn như: Bình Phước, Tây Ninh, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu… đã có hàng ngàn hecta (ha) cao su bị chặt bỏ do giá mủ giảm mạnh. Riêng Gia Lai đã có hơn 2.000ha cao su bị chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác, ở Tây Ninh gần 1.800 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu hơn 1.000 ha.
Tại Bình Thuận, cao su cũng được xác định là cây chủ lực của tỉnh, nhưng trước tình trạng rớt giá của mủ cao su, người nông dân cũng không còn mặn mà với việc chăm sóc. Ông Lê Văn Châu, ngụ xã Đức Phú, huyện Tánh Linh (Bình Thuận) có hơn 1,5 ha cao su, nhưng việc chăm sóc vườn cao su lại khoán trắng cho… trời.
Ông Châu cho biết, 2 năm trước, trong thời gian lấy mủ mỗi tháng ông đầu tư phân bón cho vườn cao su hết khoảng 4 triệu đồng, nhưng từ tháng 6/2014 đến nay gần 800 cây cao su của ông vẫn chưa được bón đợt phân nào. Ông cho rằng, với giá cao su vừa qua mà thuê nhân công cạo mủ thì gần như không có lời, nếu bón phân nữa thì cầm chắc lỗ.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đến nay diện tích cây cao su cả nước khoảng 955.700 ha. Cao su rớt giá (giá mủ loại 1 xuống dưới 29.000đ/kg) đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân vốn gắn bó với loại cây từng được mệnh danh là “vàng trắng”.
Trước thực trạng này, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc, hỗ trợ tìm đầu ra ổn định cho cây cao su, đồng thời có biện pháp hỗ trợ, giãn nợ, khoanh nợ hoặc cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để họ có điều kiện đầu tư và giữ lại vườn cao su./.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Quốc Khẩn (người trồng hoa ở Thánh Mẫu, phường 7, Đà Lạt) cho biết: “Ngày lễ tình nhân chỉ có hoa hồng tăng giá đột biến, nhưng ngày lễ Phụ nữ Việt Nam 20.10, thì các loại hoa đều tăng giá, người trồng hoa phấn khởi lắm”. Riêng hoa hồng, do nhiều vườn hoa ở Đà Lạt bị bệnh quăn lá, thối nụ, khiến sản lượng giảm sút hơn mọi năm.

Phát biểu tại diễn đàn các doanh nghiệp nông nghiệp, được Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 15-10 ở Hà Nội, chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN Nguyễn Thành Long cho biết hiện lượng đường tồn kho rất lớn, trước đây mỗi tháng doanh nghiệp có thể tiêu thụ 130.000-140.000 tấn đường, nhưng hiện chỉ tiêu thụ được trên 60.000 tấn, số còn lại là thị phần của đường lậu.

Đó là con số nhập khẩu thịt của VN trong năm 2014 được ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi VN, đưa ra tại hội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi VN khi tham gia TPP” trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế chăn nuôi VN (Vietstock 2014) diễn ra ngày 15-10 ở TP.HCM.

Như NNVN ngày 9/10 đã thông tin trong bài: "Không có chuyện rau quả VN có nguy cơ cấm XK sang EU", trong đó, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, từ đầu năm đến nay chỉ có 3 lô hàng rau gia vị của VN gồm húng quế, ớt, cần tây, khổ qua (mướp đắng) và ngò gai xuất sang EU bị phát hiện nhiễm các loại côn trùng gây hại, đa số là nhiễm ruồi đục quả.

Hiệp hội Trái cây VN (Vinafruits) cho biết, mặc dù các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc..., liên tục mở cửa cho trái cây tươi của VN, thế nhưng sản lượng XK vẫn chưa đạt được kỳ vọng.