Nhà Nuôi Yến Mới Phải Trong Quy Hoạch

UBND TPHCM vừa có văn bản triển khai quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo đó, Chi cục Thú y lấy mẫu định kỳ 6 tháng/lần để giám sát chặt tình hình dịch tễ các nhà nuôi yến trên địa bàn và lấy mẫu kiểm tra đột xuất khi có hiện tượng chim yến chết bất thường hoặc cúm gia cầm xảy ra. Ngoài ra, TP yêu cầu các quận, huyện kiên quyết không để phát sinh các nhà nuôi yến ngoài khu vực quy hoạch.
Các địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng gia tăng lượng nhà nuôi yến không khai báo, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, môi trường, phòng chống dịch bệnh; xử lý triệt để các trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, cơi nới nhà ở thành nhà nuôi yến không khai báo; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác định vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến đảm bảo phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng phát triển của địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành theo quy định.
Hiện có khoảng 300 nhà nuôi và dẫn dụ yến ở TPHCM, tập trung tại Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, 2, 3, 7, 9, 12, Thủ Đức… nhưng chỉ có 10 nhà nuôi ở Cần Giờ được cấp phép nuôi thí điểm. Trong đó, huyện Cần Giờ là địa phương phát triển mạnh với khoảng 200 nhà nuôi và dẫn dụ yến, cả về quy mô và sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu điều nhằm mục đích giúp ổn định sản xuất điều, đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp trồng điều, hạn chế một số rủi ro trong mua bán, xuất khẩu điều.

Sau 10 năm cây ca cao phát triển ở Việt Nam, có thể nhận thấy, cây trồng này bắt đầu phát triển theo hướng chất lượng, bền vững chứ không tăng trưởng nóng về diện tích để có thành tích báo cáo như trước đây.

Việt Nam đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận với thịt bò Pháp nhập khẩu sau gần 20 năm, bà Martine Pinville, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại, nghề Thủ công và Kinh tế đoàn kết xã hội thông báo tại cuộc họp báo ngày 28-7 tại Hà Nội.

Thành quả xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, bắt nguồn từ việc phát huy nội lực và tạo niềm tin trong nhân dân.

Đến thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) không ai không biết đến hộ anh Hứa Văn Sắn, người dân tộc Chăm theo đạo Hồi, với mô hình trồng măng tây tưới nước tiết kiệm.