Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp điều tiết thị trường muối

Theo dự thảo, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương, tổ chức có liên quan thực hiện cân đối cung cầu muối, dự báo nhu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ muối hàng năm và 5 năm trong cả nước.
Khi thị trường muối có biến động, nhà nước thực hiện các biện pháp điều tiết cung cầu, xuất khẩu, nhập khẩu, dự trữ, tạm trữ muối hoặc những biện pháp khác theo Luật giá để bình ổn thị trường muối.
Theo Bộ NN&PTNT, một số chính sách phát triển muối đã ban hành không còn phù hợp với thực tiễn, sản xuất muối chưa đáp ứng nhu cầu muối chất lượng cao cung cấp cho ngành công nghiệp, y tế; chưa có chính sách đặc thù để bảo vệ quy hoạch vùng sản xuất làm muối; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đồng muối…
Chưa đầy đủ, chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển các đồng muối công nghiệp cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm muối trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Dù chưa được cấp phép lưu hành nhưng một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tung lượng hàng “khủng” ra thị trường

Không chỉ đứng số một thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu,ngành điều Việt Nam có thể nói là ngành hiếm hoi xuất khẩu công nghệ ranước ngoài.

Trong bối cảnh Việt Nam và Australia cùng tham gia Hiệp định TTP, giao thương nông sản giữa 2 quốc gia sẽ tăng tốc mạnh trong những năm tới. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm đang là thách thức lớn đối với nông sản Việt sang thị trường này.

Câu chuyện hàng nông sản sạch đang trở thành vấn đề “nóng”. Độ nóng của nó từ các vụ phát hiện thịt heo thối, thịt heo trộn “chất siêu nạc”, trái cây “tẩm thuốc”... đến sự lo lắng của các đại biểu tại kỳ họp Quốc hội.

Thời gian gần đây, giá khoai lang tím Nhật tại Bình Tân (Vĩnh Long) tăng vùn vụt, gấp gần 4 lần so với hơn 1 tháng trước. Giá tăng, người dân bắt đầu quay lại trồng khoai nhưng vẫn phập phồng lo sợ vì có thể giá sẽ tiếp tục xuống thấp như trước đây.