Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp điều tiết thị trường muối

Theo dự thảo, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương, tổ chức có liên quan thực hiện cân đối cung cầu muối, dự báo nhu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ muối hàng năm và 5 năm trong cả nước.
Khi thị trường muối có biến động, nhà nước thực hiện các biện pháp điều tiết cung cầu, xuất khẩu, nhập khẩu, dự trữ, tạm trữ muối hoặc những biện pháp khác theo Luật giá để bình ổn thị trường muối.
Theo Bộ NN&PTNT, một số chính sách phát triển muối đã ban hành không còn phù hợp với thực tiễn, sản xuất muối chưa đáp ứng nhu cầu muối chất lượng cao cung cấp cho ngành công nghiệp, y tế; chưa có chính sách đặc thù để bảo vệ quy hoạch vùng sản xuất làm muối; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đồng muối…
Chưa đầy đủ, chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển các đồng muối công nghiệp cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm muối trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.