Nhà Nông Đến Chợ Phiên Tìm Cơ Hội Làm Ăn

Gần 100 gian hàng thương nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sản xuất và đời sống của nông dân đã được quy tụ tại chợ phiên nông sản, phiên chợ hàng Việt và ngày hội văn hoá, thể thao nông dân Củ Chi lần thứ VII năm 2014.
Theo ban tổ chức, chợ phiên năm nay có sự tham gia của đại diện tiêu biểu của nông dân 21 xã, thị trấn huyện Củ Chi, đại diện của Bình Dương, Bến Tre với 55 gian hàng nông sản và 35 gian hàng thương nghiệp. Hàng hóa tham gia hội chợ đều là sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao với các sản phẩm mới, đa dạng, phong phú về chủng loại.
Bên cạnh đó chợ phiên còn có chương trình văn nghệ phục vụ hàng đêm, có nhiều hội thi như: Thi cán bộ hội giỏi; tiếng hát trên vành đai xanh; ẩm thực mái ấm gia đình; hoa lan – bonsai đẹp; sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đẹp…
Ông Trần Văn Quang- Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi cho biết đây là lần thứ 7 chợ phiên nông sản – phiên chợ hàng Việt, ngày hội văn hoá thể thao nông dân huyện Củ Chi được tổ chức. Các chợ phiên đã thu hút hơn 4.000 lượt người tham gia. Qua 7 lần diễn ra chợ phiên đã mang lại nhiều kết quả trong sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, từng bước hình thành xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
“Chợ phiên mang đến nhiều cơ hội hợp tác làm ăn cho bà con nông dân, doanh nghiệp. Tại đây nông dân và các doanh nghiệp có dịp quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình, có nhiều cơ hội tìm hiểu đối tác, ký các hợp đồng kinh tế. Thông qua đó nông dân sẽ có định hướng mới về phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao” – ông Quang nói.
Ông Nguyễn Văn Phụng - Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM cho rằng phát triển các chợ phiên nông sản là điều kiện để các nông dân gặp gỡ, ký kết tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các chợ phiên này nông dân có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời có điều kiện để tiếp xúc, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Phụng khẳng định hiệu quả chợ phiên mang lại rất khả quan. Cụ thể như vào tháng 11.2013, tại thành phố cũng có hội chợ về tiêu thụ nông sản, với sự tham gia của đông đảo nông dân và doanh nghiệp. Kết thúc hội chợ đã có 48 giao kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được ký với 11 loại nông sản. Sau đó, các doanh nghiệp và nông dân tiếp tục liên hệ và ký tiếp 21 hợp đồng tiêu thụ nông sản.
Hội Nông dân TP.HCM cho biết, đầu tháng 10.2014 tới, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thành phố sẽ tiếp tục tổ chức chợ phiên nông sản lần II năm 2014, dự kiến sẽ có sự tham dự của đông đảo nông dân, doanh nghiệp TP.HCM và đại diện 8 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Văn Vẹn ở xã Vĩnh Hội Đông An Phú (An Giang) cho biết, đầu mùa lũ, đáy dính cá linh non ít, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 5 - 10 kg.

Trái với sự sôi động, náo nhiệt tại khu vực phía Nam, ngành thủy sản miền Bắc hơn một thập kỷ qua vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Ngoài đặc thù địa lí, khí hậu, tập quán thì nguyên nhân chính khiến thủy sản miền Bắc èo uột như hiện tại là do hệ thống nghiên cứu và SX giống quá yếu, lem nhem.

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tiến hành lấy mẫu giám định hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá ở huyện Đông Hòa bằng phương pháp RT-PCR, xác định đó là bệnh vàng lá tungro. Tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.