Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh vụ 2015-2016 giá mua mía tối đa là 1.040.000 đồng/tấn 10 CCS

Công nhân nhà máy bảo trì thiết bị, chuẩn bị vào vụ chế biến.
Ngày 23.10.2015, Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh tổ chức hội nghị khách hàng đầu vụ chế biến 2015 - 2016, dự kiến khởi động vào đầu tháng 11.2015.
Tại hội nghị, lãnh đạo Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh công bố chính sách thu mua mía vụ 2015 - 2016.
Theo đó, giá thu mua mía cơ bản từ đầu đến cuối vụ chế biến là 900.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, trên xe vận chuyển.
Ngoài giá thu mua cơ bản, Nhà máy còn có chính sách trợ giá mía sạch, trợ giá chữ đường.
Trong đó, trợ giá mía sạch tối đa (tạp chất dưới 3%) là 30.000 đồng/tấn; trợ giá chữ đường tối đa (từ 10,5 CCS trở lên) là 110.000 đồng/tấn.
Như vậy, giá mía tối đa nhà máy thu mua trong vụ này là 1.040.000 đồng/tấn.
Ngoài ra, Nhà máy còn bảo hiểm chữ đường từ đầu vụ đến tết Nguyên đán là 8 CCS, sau tết Nguyên đán là 8,5 CCS.
Vụ ép 2015 - 2016, Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh đầu tư trồng và chăm sóc được 5.289 ha mía- giảm hơn 800 ha so với vụ trước, trong đó có gần 2.000 ha trồng tại Campuchia.
Dự kiến vụ này sản lượng mía của nhà máy đạt khoảng hơn 355.000 tấn, sản lượng đường chế biến là 34.700 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.

Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.