Nhà Máy Đầu Tiên Tinh Luyện Dầu Cá Tra Cao Cấp

Nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai xây dựng trên diện tích gần 4 ha, tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) với tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng.
Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai An Giang, cho biết: Nhà máy tinh luyện dầu cá tra cao cấp của Tập đoàn vừa đi vào hoạt động, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Việt Nam với công suất ban đầu 100 tấn/ngày. Đây là nhà máy đầu tiên trên thế giới SX dầu thực phẩm từ mỡ cá tra, basa.
Nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai xây dựng trên diện tích gần 4 ha, tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) với tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng. Nhà máy được trang bị các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu. Dầu cá cao cấp Ranee được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế FSSC tự động hóa hoàn toàn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được khử sạch mùi tanh, giữ lại trọn vẹn các thành phần dinh dưỡng Omega 3, 6, 9 và vitamin E tự nhiên...
Dự kiến, từ nay đến năm 2015, sản phẩm dầu cá cao cấp Ranee sẽ được sản xuất với công suất 100 tấn/ngày và sẽ nâng mức lên công quất 200 tấn/ngày (trong khoảng 2015-2016) và tới 300 tấn/ngày từ năm 2016 trở đi.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nha-may-dau-tien-tinh-luyen-dau-ca-tra-cao-cap-post135073.html
Có thể bạn quan tâm
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.