Nhà Máy Đầu Tiên Tinh Luyện Dầu Cá Tra Cao Cấp

Nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai xây dựng trên diện tích gần 4 ha, tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) với tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng.
Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai An Giang, cho biết: Nhà máy tinh luyện dầu cá tra cao cấp của Tập đoàn vừa đi vào hoạt động, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Việt Nam với công suất ban đầu 100 tấn/ngày. Đây là nhà máy đầu tiên trên thế giới SX dầu thực phẩm từ mỡ cá tra, basa.
Nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai xây dựng trên diện tích gần 4 ha, tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) với tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng. Nhà máy được trang bị các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu. Dầu cá cao cấp Ranee được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế FSSC tự động hóa hoàn toàn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được khử sạch mùi tanh, giữ lại trọn vẹn các thành phần dinh dưỡng Omega 3, 6, 9 và vitamin E tự nhiên...
Dự kiến, từ nay đến năm 2015, sản phẩm dầu cá cao cấp Ranee sẽ được sản xuất với công suất 100 tấn/ngày và sẽ nâng mức lên công quất 200 tấn/ngày (trong khoảng 2015-2016) và tới 300 tấn/ngày từ năm 2016 trở đi.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nha-may-dau-tien-tinh-luyen-dau-ca-tra-cao-cap-post135073.html
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn Bình Phước lại xuất hiện một số nhóm đối tượng thu mua lá điều khô, dư luận đặt dấu hỏi về mục đích thu mua kỳ lạ này

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Chư Jút, vụ hè thu năm nay, địa phương sẽ tiến hành gieo trên 15.900 ha cây trồng các loại, trong đó, diện tích cây ngô, lúa vẫn chiếm ưu thế. Hiện tại, bà con ở các xã, thị trấn đã chủ động làm đất, xuống giống đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.

Phó chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa ký văn bản chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng thanh tra sở kiểm tra, báo cáo về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua con banh lông trên địa bàn tỉnh này.

Việc áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp lợn tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này đang gặp nhiều khó khăn.

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.