Nguyễn Phúc Lợi Làm Kinh Tế Giỏi

Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.
Sinh năm 1967 ở Hà Tây, vào lập nghiệp trên đất Lâm Đồng từ năm 1997, đến năm 2007, anh Nguyễn Phúc Lợi chọn Bảo Lộc làm nơi định cư, lập nghiệp, cùng quyết tâm lao động thoát nghèo để vươn lên làm giàu.
Là người đã có ít nhiều kinh nghiệm trong nghề chăn nuôi, thả cá, anh Lợi tìm hiểu điều kiện nguồn nước, khí hậu, môi trường để vào đời theo cách riêng của mình. Anh Nguyễn Phúc Lợi chọn thôn Ánh Mai 3 để lập trang trại thả cá kết hợp chăn nuôi có quy mô 7ha.
Trong đó, anh sử dụng 4,5ha với 21 ao hồ sử dụng nuôi cá; diện tích còn lại, anh xây dựng chuồng trại nuôi heo giống và heo thịt. Anh Lợi chia sẻ: “Với điều kiện thuận lợi như hiện nay, sản phẩm cung không đủ cầu và có nhiều thương lái đặt hàng thường xuyên, tôi dự định mở thêm 1 mô hình vườn - ao - chuồng với diện tích 2ha”.
Đất ở khu vực này có độ pH thấp, thuận lợi cho cá nước ngọt phát triển. Các loại cá anh Lợi nuôi đang phát triển khá tốt, với nhiều loại đang bán rất chạy trên thị trường, như rô phi đơn tính, cá trê, cá chép...
Với uy tín đã được gây dựng trong nhiều năm chăn nuôi, khách hàng đến với trang trại của anh Lợi hoàn toàn yên tâm về giá cả, chất lượng. Vì vậy, khách hàng đến giao dịch mua bán mỗi ngày một đông hơn. Hiện nay, cá của anh không những có mặt tại thị trường Bảo Lộc mà còn xuất bán ra cả thị trường Di Linh, Đà Lạt, Đăk Nông.
Anh K’Huân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Châu, cho biết: “Anh là người chịu khó học hỏi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật và đã sớm thành công với mô hình nuôi cá kết hợp chăn nuôi heo. Anh là nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã”.
Không dừng lại ở những việc đã làm được, anh Nguyễn Phúc Lợi đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá, kết hợp chăn nuôi heo và làm vườn. Hiện nay, đàn heo của anh đã có 40 heo nái đang trong thời kỳ sinh sản, cùng với hơn 250 heo thịt; dự kiến sau một thời gian nữa, sẽ phát triển đàn lên 100 heo nái và 500 heo thịt theo phương pháp nuôi công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Trên vùng đất Kim Sơn (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) giờ bạt ngàn cây dó trầm, bưởi Phúc Trạch - những giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng bán sơn địa.

Theo các đại lý kinh doanh nông sản trong tỉnh Đồng Nai, giá cà phê trên thị trường những ngày qua liên tục giảm xuống còn 34.500 - 35.000 đồng/kg.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Quốc, có khoảng 700 hộ ở các xã Cửa Dương, Cửa Cạn, Dương Tơ và Bãi Thơm trồng trên 460 ha diện tích vườn tiêu với sản lượng hàng năm đạt 1.200 tấn/năm, tùy vào thời điểm, giá thị trường dao động từ 140.000 – 180.000 đồng/kg.

Nhằm thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa đầu tư 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật có công suất lớn cho 05 hộ dân ở các xã Tân Sơn, Tập Sơn, Phước Hưng và Long Hiệp.

Với trên 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ, việc đảm bảo lợi ích cho người nông dân trước sức ép cạnh tranh khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trở thành bài toán nan giải.