Nguyễn Phúc Lợi Làm Kinh Tế Giỏi

Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.
Sinh năm 1967 ở Hà Tây, vào lập nghiệp trên đất Lâm Đồng từ năm 1997, đến năm 2007, anh Nguyễn Phúc Lợi chọn Bảo Lộc làm nơi định cư, lập nghiệp, cùng quyết tâm lao động thoát nghèo để vươn lên làm giàu.
Là người đã có ít nhiều kinh nghiệm trong nghề chăn nuôi, thả cá, anh Lợi tìm hiểu điều kiện nguồn nước, khí hậu, môi trường để vào đời theo cách riêng của mình. Anh Nguyễn Phúc Lợi chọn thôn Ánh Mai 3 để lập trang trại thả cá kết hợp chăn nuôi có quy mô 7ha.
Trong đó, anh sử dụng 4,5ha với 21 ao hồ sử dụng nuôi cá; diện tích còn lại, anh xây dựng chuồng trại nuôi heo giống và heo thịt. Anh Lợi chia sẻ: “Với điều kiện thuận lợi như hiện nay, sản phẩm cung không đủ cầu và có nhiều thương lái đặt hàng thường xuyên, tôi dự định mở thêm 1 mô hình vườn - ao - chuồng với diện tích 2ha”.
Đất ở khu vực này có độ pH thấp, thuận lợi cho cá nước ngọt phát triển. Các loại cá anh Lợi nuôi đang phát triển khá tốt, với nhiều loại đang bán rất chạy trên thị trường, như rô phi đơn tính, cá trê, cá chép...
Với uy tín đã được gây dựng trong nhiều năm chăn nuôi, khách hàng đến với trang trại của anh Lợi hoàn toàn yên tâm về giá cả, chất lượng. Vì vậy, khách hàng đến giao dịch mua bán mỗi ngày một đông hơn. Hiện nay, cá của anh không những có mặt tại thị trường Bảo Lộc mà còn xuất bán ra cả thị trường Di Linh, Đà Lạt, Đăk Nông.
Anh K’Huân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Châu, cho biết: “Anh là người chịu khó học hỏi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật và đã sớm thành công với mô hình nuôi cá kết hợp chăn nuôi heo. Anh là nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã”.
Không dừng lại ở những việc đã làm được, anh Nguyễn Phúc Lợi đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá, kết hợp chăn nuôi heo và làm vườn. Hiện nay, đàn heo của anh đã có 40 heo nái đang trong thời kỳ sinh sản, cùng với hơn 250 heo thịt; dự kiến sau một thời gian nữa, sẽ phát triển đàn lên 100 heo nái và 500 heo thịt theo phương pháp nuôi công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Khác với không khí tất bật, hồ hởi trong những ngày thu hoạch rộ của những năm trước, vụ hành 2014 nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đối mặt nguy cơ trắng tay vì sự tấn công của sâu bệnh hại hành.

Hơn một tuần nay, giá ớt trên thị trường đột ngột giảm mạnh, khiến hàng trăm hộ trồng ớt ở các huyện: Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cầm chắc phần lỗ, mùa ớt năm nay càng thêm “cay”.

Hơn các cây trồng khác, cây quế là cây trồng khi đến tuổi khai thác có thể tận thu cả vỏ, thân, lá, cành và có giá trị kinh tế cao. Từ những năm 2000, cây quế đã giúp nhiều hộ dân của xã Đại Sảo (Chợ Đồn - Bắc Kạn) có cuộc sống ấm no, sung túc hơn và đã thật sự là cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương này.

Một số hộ tuy đã từng bước chuyển đổi sang hình thức nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp nhưng diện tích còn khiêm tốn (khoảng 20 ha) và chỉ quan tâm đến qui trình nuôi tôm bằng sử dụng hoá chất, kháng sinh.

Để tổ chức tốt và phát triển thương hiệu quýt hồng ngày một bền vững, tại UBND xã Long Hậu, UBND huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Quýt hồng Lai Vung.