Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh Bệnh Viêm Phổi

Hiện nay, bệnh viêm phổi địa phương (Bệnh suyễn heo) tuy là một bệnh mang tính chất địa phương nhưng cũng là một bệnh trưyền nhiễm khá nguy hiểm.
Bệnh có khả năng gây thiệt hại kinh tế của bà con chăn nuôi, đặc biệt là ở khu vực chăn nuôi hộ gia đình. Do đó, bà con cần thường xuyên theo dõi đàn heo để có thể nhanh chóng phát hiện bệnh và có biện pháp phòng trị kịp thời.
1. Nguyên nhân:
Là một bệnh đường hô hấp, thường ở dạng mãn tính. Bệnh có tính chất địa phương. Các triệu thường gặp như: ho, thở khó....bệnh ảnh hưởng đến gan, phổi. Tỉ lệ chết trên 10 %. Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniac, có thể kết hợp với một số vi khuẩn như Pasteurella, Streotococus...làm bệnh trầm trọng hơn.
Heo mọi lứa tuổi điều mắc bệnh, nhưng mắc bệnh và gây chết nhiều ở heo 1 - 3 tháng tuổi. Bệnh lây lan trực tiếp, nhanh, mạnh và thường kéo dài.
Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng nghiêm trọng hơn khi khí hậu ẩm ướt và rét. Ngoài ra, bệnh còn lây lan nhanh trong những trang trại có heo mới bị mắc bệnh và gây chết nhiều heo, sau đó trở thành dịch lẻ tẻ, âm ỉ, heo chết ít hơn nhưng phải hết sức chú y nếu đưa heo mới hoặc heo bệnh vào đàn thì bệnh sẽ trở lại trầm trọng.
2. Triệu chứng:
Thời gian ủ bệnh trung bình 10 - 15 ngày. Bệnh tích xuất hiện sau 11 - 15 ngày, triệu chứng ho, thở khó xuất hiện sau 25 - 35 - 65 ngày. Có 4 thể bệnh sau:
Thể cấp tính:
Heo 3 - 5 tháng tuổi bị mắc nhiều nhất. Thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ (39 - 39,5 độ C). ho lúc vận động mạnh, sau khi ăn. Thường heo ho nhiều nhất vào sáng sớm hoặc chiều tối. Lúc đầu heo ho từng tiếng, sau ho thành chuỗi kéo dài trong 2 - 3 tuần, thở khó có tư thế như chó ngồi, bí tiểu tiện, nước tiểu vàng và ít. Bệnh tiến triển nhanh khi đàn heo mắc bệnh lần đầu.
Thể thứ cấp tính:
Heo ốm ho nhiều, thở nhanh, há mồm và thóp bụng để thở, thân nhiệt ít tăng, bệnh tiến triển trong khoảng 2 tuần lễ.
Thể mãn tính:
Thể bệnh này tiến triển trong vài ba tháng. Tỷ lệ chết của heo ốm không cao, nhưng heo tăng trọng kém, chậm lớn, còi cọc. Nếu những heo bị bệnh ở thể này lại chăm sóc, nuôi dưỡng kém thì có thể chuyển thành thể cấp tính.
Thể ẩn tính:
Thể bệnh này ít gặp, nếu có thì thường xảy ra ở heo trưởng thành, heo thịt vỗ béo. Heo chỉ thỉnh thoảng ho, khó phát hiện. Khi con vật bị bệnh nặng hơn thường bị chết.
3. Phòng bệnh:
- Định kỳ phải tiêu độc, khử trừng chuồng trại
- Đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống
- Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột, đảm bản đủ dinh dưỡng.
- Con giống phải được mua từ những vùng, trại an toàn dịch. Trước khi nhập đàn phải nhốt riêng, theo dõi từ ít nhất 30 ngày.
- Kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc, lai lịch heo đực giống.
Có thể bạn quan tâm

Heo đực ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thụ thai, số heo con đẻ ra, số heo thịt. Để nâng cao lợi nhuận cần nhập heo đực có chất lượng cao và quản lý thật tốt. Mỗi năm cần nhập bổ sung 1/2~1/3 số lượng heo đực đang sử dụng. Heo đực khi nhập từ bên ngoài nên nhập lúc 3~5 tháng tuổi (60~70 kg) từ trại được phòng dịch kỹ và an toàn.

Ngành công nghiệp chăn nuôi heo của Đan Mạch có sức cạnh tranh lớn do chi phí sản xuất 1 kg thịt luôn rẻ nhất EU.

Nguyên nhân chết heo con thời kỳ theo mẹ nhiều nhất là bị mẹ đè. Lượng sữa của nái giảm sút khiến thể trạng heo con không tốt dẫn tới tình trạng heo con bị nái đè gia tăng. Chính vì lý do này heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ để tăng khả năng vận động, đề kháng.

Hội chứng PRRS (bệnh tai xanh) gây suy giảm hệ thống miễn dịch nên heo dễ bị bội nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm khác làm tăng tỉ lệ chết lên đến 60-100%. Các biện pháp điều trị sau đây giúp giảm thiểu thiệt hại do các loại bệnh bội nhiễm khác nhau gây ra.

Hiện nay, nái lứa đầu có thể đẻ tới 14 con là chuyện bình thường. Hơn nữa, với sự phát triển về kỹ thuật heo giống năng suất sẽ còn cải thiện hơn.