Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguyên nhân suy thoái và rào cản trong phát triển rừng

Nguyên nhân suy thoái và rào cản trong phát triển rừng
Ngày đăng: 15/09/2015

Đây là chương trình nằm trong kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 – 2020 của Chương trình UN – REDD Việt Nam giai đoạn II.

Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo các tổ chức quốc tế như UN-REDD, FAO, UNEP, UNDP, FCPF, Viện Sinh thái và môi trường; BQL Chương trình UN-REDD giai đoạn II các tỉnh Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Lào Cai, Cà Mau; một số sở ngành liên quan…

Hội thảo đã đưa ra bàn các vấn đề liên quan đến hiện trạng rừng, biến động tài nguyên rừng và sử dụng đất trong quá khứ; xác định nguyên nhân, động lực chính dẫn tới mất rừng và suy thoái rừng; phân tích những rào cản trong việc làm gia tăng diện tích và chất lượng rừng; xác định vai trò của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động REDD+ ở Hà Tĩnh…

Với tinh thần nghiêm túc, trập trung và trách nhiệm, các đại biểu tham dự đã tiến hành trao đổi, đóng góp ý kiến để tìm ra nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng, rào cản trong việc làm tăng diện tích và chất lượng rừng; làm cơ sở xác định các hoạt động cụ thể mà các đề án, dự án trước đây xây dựng nhưng chưa có nguồn lực thực hiện…

Các nhóm tham gia thảo luận, trao đổi về nguyên nhân suy thoái và rào cản trong phát triển rừng

Sáng kiến “Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng cacbon rừng tại các quốc gia đang phát triển” (REDD+) là nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề mất rừng, suy thoái rừng có liên quan đến phát thải khí nhà kính.

Đây là chương trình hỗ trợ chi trả trên nguyên tắc dựa vào kết quả hỗ trợ tài chính cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở các nước đang phát triển, nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đồng thời quan tâm đến các giá trị về xã hội và môi trường.

Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II được thực hiện nhằm hỗ trợ ngành lâm nghiệp góp phần đạt mục tiêu giảm phát thải tới năm 2020 trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện thành công các chiến lược, chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu, lâm nghiệp, tăng trưởng xanh và hướng tới bền vững.

Một trong những hoạt động của chương trình giai đoạn này là hỗ trợ Hà Tĩnh xây dựng thành công kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) và thực hiện tốt Nghị định 799 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh

Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

11/09/2015
Nuôi ngao Bến Tre ở Hà Tĩnh Nuôi ngao Bến Tre ở Hà Tĩnh

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

11/09/2015
Mang gà đồi, lợn cắp nách… hội nhập TPP? Mang gà đồi, lợn cắp nách… hội nhập TPP?

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

11/09/2015
Ngành chăn nuôi đừng để thua trên sân nhà như vụ đùi gà Mỹ Ngành chăn nuôi đừng để thua trên sân nhà như vụ đùi gà Mỹ

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

11/09/2015
Lối thoát cho nông sản Việt Nam Lối thoát cho nông sản Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

11/09/2015