Nguyên nhân suy thoái và rào cản trong phát triển rừng

Đây là chương trình nằm trong kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 – 2020 của Chương trình UN – REDD Việt Nam giai đoạn II.
Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo các tổ chức quốc tế như UN-REDD, FAO, UNEP, UNDP, FCPF, Viện Sinh thái và môi trường; BQL Chương trình UN-REDD giai đoạn II các tỉnh Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Lào Cai, Cà Mau; một số sở ngành liên quan…
Hội thảo đã đưa ra bàn các vấn đề liên quan đến hiện trạng rừng, biến động tài nguyên rừng và sử dụng đất trong quá khứ; xác định nguyên nhân, động lực chính dẫn tới mất rừng và suy thoái rừng; phân tích những rào cản trong việc làm gia tăng diện tích và chất lượng rừng; xác định vai trò của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động REDD+ ở Hà Tĩnh…
Với tinh thần nghiêm túc, trập trung và trách nhiệm, các đại biểu tham dự đã tiến hành trao đổi, đóng góp ý kiến để tìm ra nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng, rào cản trong việc làm tăng diện tích và chất lượng rừng; làm cơ sở xác định các hoạt động cụ thể mà các đề án, dự án trước đây xây dựng nhưng chưa có nguồn lực thực hiện…
Các nhóm tham gia thảo luận, trao đổi về nguyên nhân suy thoái và rào cản trong phát triển rừng
Sáng kiến “Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng cacbon rừng tại các quốc gia đang phát triển” (REDD+) là nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề mất rừng, suy thoái rừng có liên quan đến phát thải khí nhà kính.
Đây là chương trình hỗ trợ chi trả trên nguyên tắc dựa vào kết quả hỗ trợ tài chính cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở các nước đang phát triển, nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đồng thời quan tâm đến các giá trị về xã hội và môi trường.
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II được thực hiện nhằm hỗ trợ ngành lâm nghiệp góp phần đạt mục tiêu giảm phát thải tới năm 2020 trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện thành công các chiến lược, chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu, lâm nghiệp, tăng trưởng xanh và hướng tới bền vững.
Một trong những hoạt động của chương trình giai đoạn này là hỗ trợ Hà Tĩnh xây dựng thành công kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) và thực hiện tốt Nghị định 799 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm

Mùa ruốc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Khi những con ruốc theo con sóng ngoài khơi trôi vào bờ, cũng là lúc bà con ngư dân vùng biển bắt đầu một mùa ruốc. Người khiến ruốc vào bờ, người cân ruốc, người phơi ruốc tạo nên không khí đông vui tấp nập tại vùng biển Mỹ Á trong những ngày qua. Theo các ngư dân, địa điểm đánh bắt là vùng bãi ngang cách bờ 100m, kéo dài 2km.

Nhựa cánh kiến đỏ (CKĐ) là sản phẩm được tiết ra từ một loại côn trùng sống tập trung ký sinh trên một số loài cây chủ ngắn ngày và dài ngày. Ngày nay, nhựa CKĐ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt là làm chất phụ gia trong sản xuất bao bì tự hủy – một loại sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho bao bì bằng polyetylen.

Theo chân cán bộ xã đến thăm mô hình kinh tế đồi rừng của gia đình anh Cầm Tổng Đồng, ở thôn 7, được biết: Trước đây, kinh tế gia đình rất khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã. Năm 2007, gia đình anh đã mạnh dạn nhận 2 ha đồi rừng, trong đó đầu tư trồng 1,5 ha cây keo, diện tích còn lại trồng cây nghệ, chanh, đồng thời chăn nuôi thêm lợn, gà, mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi gần 100 triệu đồng.

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, vùng rau an toàn của thị trấn Vạn Hà chuyên canh với nhiều lứa cây trồng quanh năm. Những cây trồng chủ yếu là các loại rau màu như: cà chua, cải bắp, đậu cô ve, đậu đũa, mướp đắng, các loại rau cải. Nhiều loại rau, củ được trồng trái vụ nên cho giá trị kinh tế khá cao.

Ông Nguyễn Văn Châu, hộ chuyên nuôi bò ở xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, An Giang) cho biết, giá bê cái trên thị trường liên tục tăng cao.